Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Kim Ngọc tỏa sáng ngôi nhà âm nhạc Việt Nam

Tên Đom đóm cũng mang những ý đồ của chị. “Đom đóm là một loại côn trùng mang trong mình đốm sáng nhỏ bé, không to tát, vĩ mô, cũng như mong muốn của mình muốn xây dựng một động cơ nhỏ, ngôi nhà nhỏ trong không gian văn hóa rộng lớn của Việt Nam. Và ánh sáng của đom đóm tuy nhỏ bé nhưng lại sáng, tỏa sáng lâu dài, bền bỉ, có một sức sống mãnh liệt, một sự xả thân.
Nghệ thuật thể nghiệm là một trong những trào lưu của âm nhạc đương đại. Khi học âm nhạc đương đại, nhạc sĩ Kim Ngọc cảm thấy nghệ thuật thể nghiệm gần gũi với thể tạng của mình, hơn nữa lại không câu nệ về hình thức, về format (định dạng) nên người nghệ sĩ có thể tự do tìm một định dạng cho mình, kiếm tìm chân trời mới, phá vỡ cái sẵn có.
“Cứ làm nhạc nhiều rồi cũng đi tới con đường, con đường ấy là một cuộc khám phá thế giới và bản thân mình. Mình sẽ gặp những bất ngờ, những ngã rẽ khiến mình thay đổi và đi theo hướng hoàn toàn khác. Nhưng đã theo nghệ thuật thì mình chấp nhận”, nhạc sĩ Kim Ngọc chia sẻ.
Sau đại chiến thế giới thứ hai, trong âm nhạc có trào lưu âm nhạc cụ thể với diễn ngôn: Âm nhạc không chỉ là những giai điệu mà nghệ sĩ phải tạo ra âm nhạc ở khắp nơi trong cuộc sống cấu trúc lại thành một tác phẩm nghệ thuật. Chị đã học theo trào lưu ấy để tạo nên sáng tác của mình.
Năm 2004, khi chị du học trở về, chị đã có nhiều chuyến thực tế, đem những âm thanh trong cuộc sống vào tác phẩm của mình: tiếng ồn ào của xe cộ, tiếng trao đổi của con người, tiếng trẻ bi bô, cười trong vắt, âm thanh của những dụng cụ trong sinh hoạt con người, tiếng nước chảy, thậm chí là tiếng thời gian chuyển từ thời điểm này sang thời điểm khác trong một ngày…
Bản thân âm thanh dụng cụ khi phát sinh trong sinh hoạt con người đã có một ngôn ngữ biểu lộ khiến người nghe liên tưởng về một công việc đằng sau nó, chẳng hạn nghe tiếng xe máy người ta sẽ nghĩ ngay tới chiếc xe máy và nhiệm vụ chuyên chở… Nhưng cũng có bộ phận, người ta muốn triệt tiêu ý nghĩa ẩn dụ đó, muốn người nghe không coi đó là xe cộ, vật dụng mà chỉ là âm thanh đơn thuần. Điều này thì khá khó.
  Nhạc sĩ Kim Ngọc.  Ảnh TTVH
Nhạc sĩ Kim Ngọc. Ảnh TTVH
Nhạc sĩ Kim Ngọc chia sẻ rằng, mới đầu chị chưa quan tâm tới phương diện này, nhưng thời gian đi du học trở về nhận thấy không gian và âm thanh ở Đức khá yên tĩnh, khác biệt, còn ở Việt Nam, những âm thanh hàng ngày vốn quen thuộc bình thường nhưng sau nhiều năm xa cách cảm thấy nó ồn ào hơn, bao nhiêu sự hỗn hợp âm thanh dội vào con người, vào cuộc sống khiến chị muốn nhìn nhận lại:
“Âm thanh sinh hoạt không đơn thuần là tiếng động và cần phải khám phá những gì mình bỏ qua… Có những góc mới, tò mò mới, quan tâm mới tới nơi mình đã sinh ra và lớn lên”. Còn làm như thế nào, nhạc sĩ Kim Ngọc coi tiếng những dụng cụ và hoạt động sinh hoạt của con người như những chất liệu âm nhạc: giai điệu, hòa thanh, tiết tấu… Còn ở đây là những âm thanh không có cao độ, người nghệ sĩ phải biết lựa chọn, phối hợp âm thanh bằng thẩm mĩ âm nhạc của mình.
Nghệ thuật thể nghiệp vẫn còn rất mới mẻ và lạ lẫm đối với người Việt Nam, dù trên thực tế các nghệ sĩ Việt Nam đã đem loại hình này trình diễn trên nước nhà. Để loại hình nghệ thuật này gẫn gũi hơn với khán giả yêu nhạc Việt Nam đó là một thách thức lớn, một chặng đường đầy chông gai của những người kiên cường với nó. Đối với nhạc sĩ Kim Ngọc, phương án mà chị đề xuất để nghệ thuật thể nghiệm tiến gần hơn với con người, xã hội Việt Nam là dự án Đom đóm- trung tâm nghệ thuật thể nghiệm.
Từ năm 2009, nhạc sĩ Kim Ngọc đã thực hiện 1 event, 1 dự án gọi là Hanoi new music metting, một fectival âm nhạc nhỏ dành cho những nghệ sĩ Việt Nam cũng như nước ngoài quan tâm tới âm nhạc thể nghiệm. Chương trình được tập luyện 2 tuần và trình diễn 2 đêm ở Sài Gòn, 2 đêm ở Hà Nội, mỗi đêm có một nội dung, chủ đề khác nhau.
Và đây chính là dự án khởi động cho những hoạt động mà chị ấp ủ. Sau dự án này, chị đã suy nghĩ rằng, nếu 1, 2 năm tổ chức fectival một lần thì cũng chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn, bởi đây là khâu cuối cùng, là giới thiệu sản phẩm tới công chúng, còn quá trình thực hiện thì công chúng không nắm bắt được.
Theo nhạc sĩ Kim Ngọc, ở Việt Nam cái thiếu là giáo dục, là thế hệ nghệ sĩ trẻ, là những thông tin thật sự có chiều sâu và bổ ích cho công chúng, là những hoạt động xuyên suốt, có nội dung, mặt chuẩn bị thông tin cho công chúng và giới truyền thông một cách bài bản. Cái thiếu là việc giới thiệu một cách thường xuyên những tác phẩm ra công chúng và thường kì. Quan trọng nhất là không gian hoạt động cho nghệ sĩ.
Chị tâm sự, những nghệ sĩ nhiệt huyết với thể nghiệm nghệ thuật giống như những người nghệ sĩ lang thang. Bởi vì hiện nay, không có hoạt động âm nhạc, sân khấu, nhà hát trong hệ thống chính thống của Việt Nam có chính sách hỗ trợ rõ ràng cho âm nhạc thể nghiệm, cho âm nhạc đương đại.
Người nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực này không có tụ điểm, không gian làm việc, môi trường để trao đổi, trò chuyện và rút kinh nghiệm cho nhau, không có nơi để giới thiệu tác phẩm của mình ra công chúng để nhận lại sự phản hồi của xã hội, nhận lại sự phản biện giữa những nghệ sĩ với nhau và trong giới truyền thông, những người làm phê bình… Bởi vậy, Đom đóm là điều chị đã ấp ủ lâu, còn bắt tay vào thực hiện thì khoảng 2 năm nay.
Tên Đom đóm cũng mang những ý đồ của chị. “Đom đóm là một loại côn trùng mang trong mình đốm sáng nhỏ bé, không to tát, vĩ mô, cũng như mong muốn của mình muốn xây dựng một động cơ nhỏ, ngôi nhà nhỏ trong không gian văn hóa rộng lớn của Việt Nam. Và ánh sáng của đom đóm tuy nhỏ bé nhưng lại sáng, tỏa sáng lâu dài, bền bỉ, có một sức sống mãnh liệt, một sự xả thân.
Đom đóm mãi tỏa sáng trừ khi phải chết đi. Đây là hình ảnh đẹp, gần gũi, khiêm tốn và bền bỉ. Nhất là khi ngân âm (om) trong đom đóm thì âm này trong tiếng Phạn có nghĩa là khởi đầu của vạn vật, của vũ trụ, nó là âm thanh gốc”, nhạc sĩ Kim Ngọc lí giải quyết định chọn cái tên Đom đóm.  
Và khi vừa bước vào hoạt động, thì bộ máy không phải đã được hoàn thiện ngay. Trung tâm đã có gói tài trợ nhỏ cho việc đào tạo nhân viên ở các vị trí khác nhau, để mọi người hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đó là: hậu cần, quản lí dự án, tài chính…
Hiện tại, nhóm chị phụ trách gồm 4 người cố gắng phân công nhau làm việc. Chị là người ôm đồm khá nhiều việc nhưng chị bảo rằng, trong tương lai, sẽ cố gắng phân chia thành một hệ thống, mỗi người một công việc cụ thể, còn chị sẽ chuyên sâu phần nghệ thuật, quản lí về mặt nội dung.
Ngôi nhà của nghệ thuật thể nghiệm được phát triển trên 3 mảng hoạt động chính: đó là giáo dục, là không gian sáng tạo và phát triển khán giả. Trong 3 mảng này, theo chị thì mảng nào cũng quan trọng. Nhưng trong thời điểm hiện tại thì giáo dục là vấn đề chị chú trọng và tâm đắc nhất. Nó là nhiệm vụ trước tiên, cần thiết, mang tính nền tảng. Vì cần có nghệ sĩ trước, rồi tập trung, đặt ưu tiên vào nghệ sĩ, đào tạo rồi tạo không gian cho nghệ sĩ hoạt động sáng tạo. 2 mảng còn lại sẽ phát triển trong giai đoạn sau, khi giáo dục đã có nền tảng.
Để biên soạn nên những tài liệu giáo dục cho trung tâm, chị đã cộng tác với Học viên âm nhạc Malmoe, dàn nhạc Ars nova, bằng kiến thức và vốn sống Việt Nam và tại nước ngoài, chị sẽ dung hòa giữa hai hệ thống giáo dục cho phù hợp với Việt Nam. Trong năm nay, trung tâm đã đào tạo được 3 khóa và có những thiết kế phù hợp với giới hạn, khả năng của trung tâm.
Việc chọn loại hình âm nhạc nào là gu, là khẩu vị phụ thuộc vào cá tính dân tộc, vào bản ngã dân tộc, vào thổ nhưỡng, khí hậu. Thêm một điều mới là làm cuộc sống giàu có thêm, thêm một loại hình âm nhạc sẽ làm cho khung cảnh văn hóa Việt Nam giàu có, đa dạng hơn, thúc đẩy phát triển các loại hình văn hóa khác.
Theo tiêu chí này, chị chia sẻ: “Mình yêu thích loại hình nghệ thuật nào thì sẽ làm một cách sâu sắc để giới thiệu cho bạn bè về điều mình yêu thích. Trung tâm Đom đóm ra đời là muốn giới thiệu có chiều sâu, với chất lượng, với tất cả sự chân thành, tâm huyết cho mọi người, cho cộng đồng, còn kết quả ra sao thì còn phụ thuộc vào thị hiếu của công chúng”.
Về giáo dục thì trong tháng 4 này đã có 2 khóa đào tạo, 2 bài học về lịch sử và thẩm mĩ âm nhạc châu Âu thế kỉ XX. Phần phát triển khán giả, thì chương trình “Nhà báo với âm nhạc” đã đi vào hoạt động. Trong tháng 5, lớp âm nhạc ngẫu hứng sẽ hoạt động, trải nghiệm giữa sinh viên và chuyên gia, nhà báo có thể hỏi, trao đổi với chuyên gia hoặc sinh viên để đem lại những hiểu biết nhiều chiều.
Đối với nhà báo, họ sẽ có trải nghiệm thực tế, sâu sắc hơn, chẳng hạn cấu trúc âm nhạc thế nào, có lí do nào mà nghệ sĩ lại làm nhạc như vậy… Sinh viên thì có thể biết người ta nghĩ gì về mình, nghe những phản biện để hiểu biết trong một xã hội rộng lớn hơn.
Từ nay đến cuối năm trung tâm sẽ có 5 khóa học, tổ chức các buổi offline, hội “Nhà báo với âm nhạc” có thể bầu ra một chủ tịch để làm việc một cách độc lập, có thể đề ra yêu cầu học lớp ngẫu hứng riêng cho các nhà báo quan tâm tới âm nhạc… Và Đom đóm ở mỗi thời kì sẽ phát triển, hoàn thành tốt theo những kế hoạch đã vạch ra.
-----------------------------------------------  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét