Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013: Lắm nỗi băn khoăn

Chỉ còn hơn một tuần nữa là kỳ thi tuyển sinh vào đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) bắt đầu. Đề thi đã được sao in tại nhiều điểm khác trong cả nước từ vài ngày qua; các khâu chuẩn bị đã sẵn sàng. Tuy nhiên, còn nhiều băn khoăn về một số vấn đề trước khi kỳ thi bắt đầu.
Thí sinh đến dự thi khối C tại Trường ĐH Công Đoàn
Thí sinh đến dự thi khối C tại Trường ĐH Công Đoàn.

Hà Nội có còn tái diễn cảnh “trắng đêm, đạp cổng" cho con vào lớp 1?

Thời điểm này các trường tiểu học trên địa bàn thành phố chuẩn bị bán hồ sơ vào lớp 1, áp lực tuyển sinh đầu cấp kể từ khi Hà Nội được sát nhập là rất lớn.

Thực tế cho thấy, mọi năm do nhu cầu của phụ huynh muốn con mình được vào trường công lập chất lượng nên thường tái diễn cảnh “trắng đêm, đẩy cổng” để mua hồ sơ cho con vào lớp 1. Nhận  định của nhiều nhà giáo cho rằng, trong năm 2013 nếu có căng thẳng trong tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội có chăng chỉ đối với cấp Tiểu học.

Xã hội vẫn thường vin vào hệ lụy là năm tốt, năm xấu, còn nhớ năm 2007 toàn thành phố Hà Nội tỉ lệ sinh cao vì đó là năm “heo vàng”, một năm mà theo các phụ huynh là đẹp.

Chính vì vậy, tính tới năm 2013 lứa “heo vàng” này đã đủ tuổi để vào lớp 1. Báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, năm 2013 toàn thành phố có 125.424 học sinh vào lớp 1, so với năm học  trước tăng khoảng 11.000 em.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Sức nóng “heo vàng” vào lớp 1

Ngày 1.7 tới, các trường mầm non, tiểu học, THCS của Hà Nội bắt đầu tuyển sinh đầu cấp cho đến hết ngày 15.7. Theo Sở GDĐT Hà Nội, năm nay có thể có tới 9 “điểm nóng” trong đợt tuyển sinh đầu cấp vào lớp 1, bởi số liệu thống kê ban đầu cho thấy, riêng số học sinh (HS) đăng ký học lớp 1 trên toàn thành phố đã tăng hơn 11.000 em so với năm ngoái.
Để giảm tình trạng phụ huynh chen lấn xin học cho con tại một số “điểm nóng” này, Sở GDĐT Hà Nội đã tiến hành công khai phương án, chỉ tiêu, thời gian tuyển sinh và phân tuyến hợp lý. Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã chỉ đạo 29 quận, huyện công khai chỉ tiêu tuyển sinh ngay từ đầu tháng 6.2013, thay vì chỉ thông tin đến phụ huynh HS 15 ngày trước khi chính thức tuyển sinh như mọi năm.

Để đảm bảo công bằng, thuận lợi cho HS và phụ huynh, các trường đã phối hợp với các xã, phường, thị trấn điều tra số trẻ trong độ tuổi, phân tuyến tuyển sinh hợp lý, nhằm đảm bảo đủ chỗ cho HS, tránh tình trạng quá tải ở một số trường.

Hà Nội: Giáo viên không trực tiếp thu tiền dạy thêm

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Từ ngày 5-7-2013, nhiều quy định mới về dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP Hà Nội chính thức có hiệu lực.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Choáng với những kiểu dạy thêm

Quá trình xác minh của PV về những vấn đề khuất tất trong hoạt động dạy thêm, không ít em học sinh cũng tỏ ra bức xúc với chính những người thầy của mình.

Nhiều học sinh cho biết: “Chúng em đi học là để vừa lòng thầy cô thôi chứ có những bạn học thêm cũng có tiếp thu được tí nào đâu”. Học là việc của các em, còn dạy là chuyện của thầy cô. Vì thế nên mới có chuyện cả ca học của các em mà cô giáo chỉ chữa được 3-4 bài tập, nhưng các cô lại làm được bao nhiêu việc của gia đình.

Đó là câu chuyện thường gặp đối với những ca học từ 17-19g hàng ngày. Khi các em đến nhà và ổn định “lớp” học, cô giáo ra mấy bài tập rồi đề nghị các em làm bài để cô... đi nấu cơm.

Ngày nghỉ, nhưng các thầy cô giáo dạy thêm ca vẫn cứ tiếp ca.

Rớt lớp 10 công lập, không lo thiếu chỗ học!

Năm học 2013-2014, TP.HCM tuyển hơn 60.000 chỉ tiêu vào lớp 10 công lập, như vậy sẽ có khoảng 10.000 học sinh (HS) không vào được công lập. Nếu rớt lớp 10 công lập, HS sẽ đi đâu, về đâu? Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết:

- Thực hiện chỉ đạo chung về phân luồng sau THCS phải có khoảng 30% số HS sẽ học nghề, học TCCN… Tại TP.HCM, tỷ lệ HS vào lớp 10 công lập đều đạt khoảng 80%. Tuy nhiên, số em không vào được lớp 10 công lập nên yên tâm vì hệ thống các trường TCCN, trường nghề, TT GDTX và trường THPT ngoài công lập dư sức đảm bảo đủ chỗ học. Cụ thể, các trường THPT ngoài công lập tuyển khoảng 20.000 chỉ tiêu, TT GDTX tuyển khoảng 10.222 chỉ tiêu và các trường TCCN, TC nghề tuyển hơn 20.000 chỉ tiêu…

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Nghỉ hè, giáo viên dạy thêm kiếm 70 triệu/tháng

Vào dịp nghỉ hè, trong ngày giáo viên có tới dăm bảy ca dạy thêm, thu nhập dăm bảy chục triệu đồng/tháng là chuyện thường.
Nghỉ hè giáo viên làm gì?

Kể ra, nghề giáo cũng có cái sướng, cái thong thả của nó. Nghỉ hè bây giờ, nhiều nhà trường, phòng giáo dục có kế hoạch tổ chức đi du lịch, tham quan, học tập các nơi khác, tiền cá nhân, tiền phúc lợi tập thể góp vào, được đông đảo thầy cô giáo tham gia, hưởng ứng.

Vài ba năm, đi một chuyến, hết Hà Nội, Vịnh Hạ Long, đến Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh… Mấy chục năm làm nghề dạy học, những thành phố lớn, địa danh nổi tiếng của cả nước đều biết gần hết. Có một số giáo viên, một số trường có điều kiện, còn  vươn xa, đi du lịch, tham quan nước ngoài.
Nghỉ hè, giáo viên dạy thêm kiếm 70 triệu/tháng
Dù Bộ GD-ĐT đã có quy định cấm dạy thêm ở bậc tiểu học nhưng nhiều nơi giáo viên vẫn "phớt lờ"

"Việt Nam chưa xây dựng xong chương trình đào tạo ngành điện hạt nhân"

"Vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là: Đào tạo xong thì họ làm gì, ở đâu thì cái đó chưa được xác định rõ. Học ngành hạt nhân ra thường khó xin việc vì số cơ quan tuyển ngành này ít lắm. Ở Việt Nam chưa có nhiều cơ sở công nghiệp điện hạt nhân nên đa số sinh viên ra trường từ nay đến khi tuyển người vào làm ở cơ sở công nghiệp điện hạt nhân sẽ đi xin việc khác rất xa thứ được đào tạo".

Hơn 2 tháng trước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo Định hướng nghề nghiệp ngành điện hạt nhân dành cho học sinh lớp 12 năm 2013 nhằm thu hút học sinh, sinh viên theo học ngành điện hạt nhân. Mục tiêu trước mắt chính là thu hút nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, dự án đang đi vào thực hiện của tỉnh Ninh Thuận.

Tuy nhiên, TS Phạm Đình Khang – Giám đốc Trung tâm Đào tạo hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) cho biết, đến thời điểm hiện tại chưa xây dựng xong chương trình đào tạo sinh viên ở ngành này.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Tuần qua, việc tuyển sinh đầu cấp đã bắt đầu “nóng” lên ở các địa phương trong cả nước. “Nóng” là do ngày xét tuyển đã cận kề; nhưng có lẽ “nóng” nhất là số học sinh (HS) vào lớp một tăng đột biến. Đây chính là lứa HS “heo vàng” ra đời cách đây sáu năm (2007).
Ảnh minh họa/internet

Sinh viên Sư phạm khó cạnh tranh với ngành khác

Nhiều trường thuộc khối sư phạm năm nay đều có mức tăng đáng kể về lượng hồ sơ đăng ký dự thi. Điều này cho thấy sự khởi sắc của ngành sư phạm ở đầu vào. Trong khi đó, ở đầu ra, tình trạng hiếm bằng tốt nghiệp loại giỏi khiến sinh viên chuyên ngành sư phạm kém khả năng cạnh tranh khi xét tuyển giáo viên.


Khan hiếm học sinh giỏi thi vào ngành sư phạm

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Đề văn tuyển sinh lớp 10 hấp dẫn

“Một đề thi hấp dẫn và gần gũi, không cần phải dựa vào kiến thức học thuộc mà chỉ cần vận dụng kỹ năng phân tích, liên hệ các vấn đề xã hội thì sẽ làm được bài”.  

Một giáo viên Trường THCS Trương Công Định đứng chờ học sinh thi ở Hội đồng thi THPT Hoàng Hoa Thám, Bình Thạnh, TP.HCM nhận định như vậy sau khi đọc đề thi.
Giám thị phát giấy thi cho thí sinh trước giờ thi môn văn tại HĐT trường Chuyên Lê Hồng Phong

Nhiều tỉnh nói 'không' với bằng tại chức: Có phạm luật?

Thời gian qua, việc nhiều địa phương tẩy chay bằng tại chức khi thi tuyển công chức đã dược dư luận đặc biệt quan tâm.
Những cử nhân nhận bằng tại chức đang bị phân biệt đối xử khi tuyển công chức
Những cử nhân nhận bằng tại chức đang bị phân biệt đối xử khi tuyển công chức. 
Pháp luật không phân biệt bằng cấp
Thời gian gần đây nhiều cơ quan, tổ chức tuyển công chức, không cho những người có bằng tại chức tham gia dự tuyển. Báo chí phản ánh, Bộ Nội vụ có ý kiến, nhưng việc này vẫn tiếp diễn gây nhiều tranh cãi, nhiều ý kiến đồng tình, nhiều ý kiến không đồng tình. Nhưng chưa có ý kiến nào làm rõ cơ sở pháp luật. Để làm rõ vấn đề này phóng viên Tiền Phong đã trao đổi với luật sư Nguyễn Anh Tuấn – Công ty luật TNHH Trường Lộc.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Nick Vujicic vào đề thi lớp 10 chuyên Ngữ văn Hà Nội

“Hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về những điều kỳ diệu của chàng trai đặc biệt - Nick Vujicic”, đó là đề bài nghị luận xã hội trong kỳ thi vào lớp 10 chuyên Ngữ văn tại Hà Nội sáng nay (20.6).

Nguyên văn câu hỏi này như sau:
“Nick Vujicic, người Úc, sinh năm 1982, đã phải đối diện với hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã từ khi mới chào đời.
Tháng 5, 2013, Nick đã đến Việt Nam. Mặc dù là một người không tay, không chân, anh trở thành một diễn giả nổi tiếng trên toàn thế giới. Bằng trái tim của mình, anh đã chạm đến trái tim của hàng triệu người. Hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về những điều kỳ diệu của chàng trai đặc biệt này”.

Nick Vujicic vào đề thi lớp 10 chuyên Ngữ văn Hà Nội
 TS trường THCS Chu Văn An hào hứng với đề văn thi vào lớp 10 chuyên văn năm nay

Trường học dán giấy bóng kính để bảo mật đề thi

Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội) Cao Bạch Vân cho biết, trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, trường đã dán giấy bóng kính phía bên trong kính trắng nhằm che nắng cho học sinh và đảm bảo đề không bị lộ ra ngoài.

Bà Vân cho hay, Trường THPT Quang Trung giáp với dãy nhà của mấy chục hộ dân cách khoảng hơn 3m. Có một nhà dân mới xây giáp phòng thi hơn 2m. Toàn bộ cửa sổ phòng thi 3 tầng của nhà trường lắp kính trắng không có cửa chớp bằng gỗ.
tiêu cực, tốt nghiệp, THPT, 2013
Trường THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, trường chỉ dán giấy bóng kính phía bên trong kính trắng.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Lần đầu tiên sau 5 năm, tỉ lệ tốt nghiệp THPT giảm

"Đến nay Bộ GD-ĐT mới chỉ có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT do các tỉnh, thành gửi về; chưa đủ dữ liệu để khẳng định kết quả thi phản ánh tính nghiêm túc của kỳ thi." Ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói như vậy trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ.

Thầy Đỗ Việt Khoa: Kết quả thi TN làm đẹp báo cáo địa phương

Liên quan đến kết quả thi tốt nghiệp THPT vừa qua, nhiều địa phương công bố kết quả kỳ thi với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp một số trường, địa phương đạt gần như tuyệt đối. Riêng trường THPT Quang Trung  (Hà Đông – Hà Nội) nơi xảy ra tiêu cực trong thi cử, cũng đạt tới 99%. Nhà giáo từng chống tiêu cực nổi tiếng Đỗ Việt Khoa nhận định không mấy vui vẻ về kết quả này.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

'Chiến sĩ bảo vệ biển' vào đề thi lớp 10

Đề Văn lớp 10 yêu cầu học sinh “bằng những hiểu biết xã hội, hãy trình bày về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc”.

10h sáng 18/6, hơn 70.000 thí sinh kết thúc làm bài thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội.
Sau buổi thi, nhiều em cho biết đề thi năm nay khá cơ bản và có ý hay.
Nguyễn Thùy Linh, học sinh lớp 9 Trường THCS Cát Linh (quận Đống Đa) thi vào Trường THPT Lê Quý Đôn (quận Đống Đa) cho biết: “Đề thi Văn năm nay khá vừa sức. Em làm vừa hết thời gian thì xong”.
chiến sĩ, bảo vệ, biển đảo, thi vào lớp 10
Thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2013 tại Hà Nội.

Lò luyện thi "chui" mọc như nấm

Lớp học lợp bằng tôn, không có quạt, nóng như lò thiêu, sĩ số hơn 100 học sinh, người đứng kẻ ngồi, “giáo sư” đứng lớp chỉ mới 28- 30 tuổi… là những thực trạng đang diễn ra ở các cơ sở luyện thi cấp tốc.


Những ngày gần đây, hàng trăm học sinh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… đổ về Huế luyện thi cấp tốc. Đây là cơ hội cho nhiều lò luyện thi không giấy phép, cơ sở vật chất tồi tàn tung chiêu thu hút học sinh.
 
Lò luyện thi trên đường Chế Lan Viên, TP Huế không có giấy phép

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

41 tỉnh công bố điểm, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp giảm

Nhiều địa phương có tỷ lệ đỗ trên 99% nhưng vẫn giảm so với năm ngoái. Ở khối giáo dục thường xuyên, có nơi giảm tới 20-25%.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013.

7 triệu sinh viên mới tốt nghiệp tại Trung Quốc có nguy cơ thất nghiệp

Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn.

Số lượng kỷ lục 7 triệu sinh viên sẽ tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc trong một vài tuần tới. Tuy nhiên, triển vọng việc làm của họ rất u ám.

Mặc dù đơn xin việc ngày càng nhiều nhưng các doanh nghiệp cho biết họ còn rất ít vị trí còn trống. Twitter giống như một tiểu blog ở Trung Quốc với đầy đủ lời kiêu ca phần nàn của sinh viên mới tốt nghiệp.

Chính phủ Trung Quốc lo ngại vấn đề này có thể ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội và đã yêu cầu cho các trường học, cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước phải tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp. Chính phủ nước này hy vọng chính sách này sẽ tạm thời xoa dịu tình trạng thất nghiệp.

Lu Mai, tổng thư ký của Tổ chức nghiên cứu phát triển Trung Quốc trong một bài phát biểu gần đây đã phải thừa nhận gần một nửa sinh viên mới tốt nghiệp của năm nay không thể tìm được việc làm.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Học Sử không khó nếu có phương pháp đúng

Lịch sử không đơn thuần là môn học thuộc, nếu chịu khó đọc, tìm hiểu, đây thực sự là một môn học rất thú vị - đó là nhận định chung của nhiều học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử năm 2013.
Em Trần Thanh Quang – Lớp 12 Sử Trường chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), giải Nhất HSG quốc gia Lịch sử 2013: Nếu quan niệm Lịch sử chỉ đơn thuần là môn học thuộc thì khó có thể tìm thấy niềm đam mê đối với môn học này.
Học Lịch sử quan trọng là phải tự học, tự nghiên cứu tìm tòi và có phương pháp học tập riêng thích hợp cho bản thân. Ngoài việc đọc sách giáo khoa, em luôn bồi đắp thêm kiến thức lịch sử qua các tài liệu khác về lịch sử, qua Internet, xem các bộ phim tài liệu về các thời kỳ lịch sử, các cuộc kháng chiến, thậm chí là thường xuyên nghe những ca khúc cách mạng...
Các mốc thời gian cũng sẽ trở nên gần gũi, dễ nhớ nếu chúng ta biết cách tìm ra mối liên hệ với những sự kiện gần gũi với bản thân hay gia đình.
Tuy nhiên, với Lịch sử, chỉ nhớ kiến thức chưa đủ để có bài Sử đạt điểm cao. Để viết bài Lịch sử hay, giọng văn rất quan trọng, lời văn không thể thiếu trong một bài lịch sử hay; đặc biệt là cách dẫn dắt vấn đề sao cho hấp dẫn người đọc, người chấm.

Vụ clip tiêu cực thi tốt nghiệp ở Hà Nội: Lỗi do giám thị

"Ở đây là lỗi của giám thị trực tiếp coi thi, nhưng tôi không nói là không xử lý học sinh", ông Nguyễn Hiệp Thống - PGĐ Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết.

Sau khi clip phản ánh tiêu cực thi tại trường THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội) được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, chiều 13/6, đại diện Sở GD – ĐT Hà Nội, ông Nguyễn Hiệp Thống (Phó giám đốc) đã có trả lời chính thức về vụ việc này.
Ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó giám đốc Sở GD - ĐT Hà Nội.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Cơn lốc cắm thẻ, cầm bằng

Soi nhiều cửa hiệu cầm đồ ở Hà Nội, chúng tôi tận thấy một cơn lốc cắm bằng đại học, thẻ sinh viên và nhiều loại giấy tờ bằng cấp khác. Thời buổi kinh tế khó khăn, người ta phải đành lòng mang đi cắm những món đồ không ai ngờ tới. Đằng sau những món đồ đó là cả những thân phận và cảnh ngộ...
Một tiệm cầm đồ nhận bằng đại học, thẻ sinh viên ở gần ĐH Tài chính - Kế toán Hà Nội
Một tiệm cầm đồ nhận bằng đại học, thẻ sinh viên ở gần ĐH Tài chính - Kế toán Hà Nội.

Hình ảnh tiêu cực trong phòng thi tốt nghiệp 2013

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2012 - 2013 được ngành giáo dục nhìn nhận là "tất cả đã diễn ra an toàn, nghiêm túc". Nhưng những hình ảnh ghi lại được trong ngày 4/6 tại Hội đồng thi Trường THPT Quang Trung - Hà Đông (Hà Nội) cho thấy cảnh phòng thi lộn xộn, thí sinh thản nhiên trao đổi bài, thậm chí làm hộ bạn trước mặt giám thị.
Phòng thi nhốn nháo, giám thị lơ là
Sự làm ngơ của các giám thị khiến cho cảnh tượng trong phòng thi nhốn nháo. Buổi sáng thi Toán, thí sinh chỉ quay ngang dọc để chép bài của bạn.
 Đến buổi chiều thi tiếng Anh khá nhiều thí sinh không làm được bài nên nhấp nhổm sang người xung quanh, so sánh đáp án (câu hỏi giống nhau song thứ tự bị đảo lộn) rồi khoanh vào bài làm.
Tại hội đồng thi này, giám thị đến từ các trường THPT Nguyễn Huệ, Trúc Động, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thạch Thất và Phòng GD-ĐT Hà Đông, với trên 600 thí sinh của các trường THPT Trần Hưng Đạo, Lê Quý Đôn - Hà Đông và Quang Trung - Hà Đông.
Sau khi nắm được thông tin, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định Bộ GD-ĐT sẽ ngay lập tức xác minh thông tin và phối hợp với Sở GD-ĐT Hà Nội kịp thời xử lí sự việc.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Khám phá nỗi buồn của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đã xong, trong số 47 thành viên Chính phủ, Thống đốc Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận là những người phải nhận nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” nhất với 177 phiếu, 86 phiếu tín nhiệm cao và 229 phiếu tín nhiệm.


Báo Tuổi trẻ cho hay trong giờ Quốc hội giải lao, sau khi biết kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận đi bộ một mình ra sau hội trường, từ chối trả lời phỏng vấn nhà báo và nói: “Tôi đang rất buồn".

Là một người đứng đầu ngành giáo dục của cả nước, một ngành mang trách nhiệm lớn lao trong sự nghiệp trồng người, được cả nhân dân yêu quý bởi người Việt vẫn có câu "muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Được tôn vinh, được yêu quý là vậy, Bộ trưởng Luận đang buồn điều gì cũng khiến người ta phải suy ngẫm lại?

Cái giá “vô bổ” cho kỳ thi tú tài Pháp: 1,5 tỉ euro

1,5 tỉ euro (1,9 tỉ USD) là chi phí hằng năm của Pháp cho một kỳ thi tốt nghiệp THPT (tú tài), theo một khảo sát được công bố ngày 10-6 của Nghiệp đoàn Quản lý giáo dục quốc gia Pháp (SNPDEN)!
Kỳ thi tú tài (tốt nghiệp THPT) của Pháp sẽ bắt đầu từ ngày 17-6 với môn triết học
Hằng năm, ngân sách này nhanh chóng “bay hơi” ở mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Pháp, kéo dài đúng một tuần. Năm nay, kỳ thi sẽ bắt đầu từ ngày 17-6 với môn triết học.
AFP cho biết số tiền khổng lồ này bao gồm những chi phí cho việc tổ chức các kỳ thi và ba tuần nghỉ học. Nó đã ngốn hết phần lớn ngân sách giáo dục hằng năm của nước Pháp.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Đua vào lớp 10

Từ 18/6 hơn 71.000 học sinh vừa hoàn thành chương trình THCS tại Hà Nội sẽ thi tuyển sinh vào lớp 10. Cuộc thi căng thẳng hơn khi gần 20.000 thí sinh sẽ phải lựa chọn nguyện vọng tiếp theo ở trường dân lập hoặc hệ GDTX. Đã xuất hiện những đồn đoán về đề thi Ngữ văn.
Theo số liệu công bố của Sở GD-ĐT Hà Nội, cuộc đua vào lớp 10 sẽ khá căng thẳng, không chỉ với các trường tốp đầu trên địa bàn thành phố. Khoảng 20.000 học sinh (HS) phải lựa chọn nguyện vọng tiếp theo ở trường dân lập hoặc hệ GDTX.
tuyển sinh, thi lớp 10
Thí sinh dự thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2012.

Lần đầu tiên một học sinh phổ thông đạt điểm tuyệt đối cuộc thi Tin học Microsoft

Sáng nay 11/6/2013, “Lễ trao giải cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới MOSWC 2013 (MOSWC)” đã diễn ra tại Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh với sự chứng kiến của hàng trăm học sinh, sinh viên yêu thích bộ môn tin học văn phòng Microsoft Office (MOWC) cùng các khách mời.
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Microsoft Việt Nam, IIIG Việt Nam trao các giải thưởng cho các em đoạt giải

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Tuyển sinh 2013: Thanh tra Bộ sẽ kiểm tra và không báo trước

Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng vừa phát đi Công văn tới các Đại học, học viện, các trường Cao đẳng, trường Đại học về việc thanh tra kỳ thi tuyển sing ĐH, CĐ 2013.

Theo đó, việc thanh tra trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 sẽ tập trung vào kiểm tra cơ sở vật chất: cơ sở sao in đề thi (nếu có) để đảm bảo an toàn, biệt lập, phương án, kế hoạch công tác bảo vệ khu vực in sao đề thi theo yêu cầu 3 vòng độc lập; kiểm tra máy móc, thiết bị kể cả máy phát điện dự phòng, phương tiện phòng cháy, chữa cháy; văn phòng phẩm, phương tiện thông tin liên lạc; việc bảo quản bảo mật đề thi và đảm bảo an toàn của các khâu giao, nhận, vận chuyển đề thi tới các điểm thi.

Công tác chấm thi năm nay đối với chấm trắc nghiệm, sẽ giám sát cán bộ tham gia chấm thi thực hiện đúng quy định về việc không được mang các vật dụng bị cấm khi xử lý phiếu trả lời trắc nghiệm; giám sát quá trình quét và xử lý, niêm phong phiếu trả lời trắc nghiệm và việc ghi vào đĩa CD các dữ liệu và kết quả bài thi;

Về chấm tự luận: Giám sát việc thực hiện quy chế chấm thi, việc giao, nhận bài thi, quy trình chấm 2 vòng độc lập; việc ghi điểm vào phiếu chấm và bài thi; việc xử lý kết quả sau 2 lần chấm bài thi có chênh lệch điểm; việc xử lý bài thi có dấu hiệu bất thường.

Nguy cơ học ca 4 vì “heo vàng” đến trường

Còn gần 2 tháng nữa các trường tiểu học trên địa bàn TP. Biên Hòa mới bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển vào lớp 1. Thế nhưng ngay từ bây giờ, chuyện vào lớp 1 đã trở thành vấn đề “nóng” bởi năm nay là năm lứa “heo vàng” (sinh năm Đinh Hợi 2007) bắt đầu tới trường.

Bà Trần Thị Chung, quyền Chủ tịch UBND phường Trảng Dài, cho biết số trẻ sinh năm 2007 của phường là 848 trẻ, tăng 333 trẻ so với năm 2006. Đây chỉ là số trẻ có hộ khẩu và tạm trú KT3 tại phường, chưa kể đến một bộ phận lớn trẻ được sinh ra ở nơi khác, theo cha mẹ đến đây sinh sống tại các khu nhà trọ. Theo quy định, không cần phải tạm trú 3 năm trở lên mà chỉ cần có sổ tạm trú là trẻ được nhận vào học lớp 1.
 
“Heo vàng” tăng vọt
 
Năm học 2011-2012, Trường tiểu học Trảng Dài tiếp nhận trên 1 ngàn học sinh vào lớp 1 (tăng trên 400 so với số trẻ làm giấy khai sinh tại phường). Mỗi lớp trung bình  49 em, vượt quá quy định của Bộ GD-ĐT (35 học sinh/lớp). Số học sinh quá đông không thể dồn lớp, nhà trường đã phải phân bớt sang học ca ba vào buổi trưa.

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

“Tuyển chọn” thí sinh lớp 1 là vi phạm pháp luật

Vấn đề các trường tiểu học đưa ra phương án tuyển sinh “ngặt nghèo” để chọn thí sinh vào lớp 1 khiến dư luận rất quan tâm.

PV báo PL&XH đã có cuộc trao đổi với luật sư Tô Năng Như (ảnh), Ủy viên BCH Liên đoàn LS Việt Nam để cung cấp cho độc giả những thông tin pháp luật liên quan.

- Xin ông cho biết, vấn đề các trường tiểu học đưa ra phương án tuyển sinh “ngặt nghèo” để chọn thí sinh vào lớp 1, có vi phạm pháp luật hay không?
+  Tuyển sinh lớp 1 như vậy, thứ nhất là vi phạm quy định của Nhà nước trong chủ trương phổ cập giáo dục ở cấp phổ thông cơ sở. Thứ hai, vi phạm  Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em vì các em có quyền được học tập. Thứ ba, vi phạm Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia. Cuối cùng là vi phạm quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Việc các trường đưa ra tiêu chuẩn “khắt khe” nhằm mục đích loại những trẻ “không đạt yêu cầu” - thể lực yếu, khiếm khuyết về cơ thể, thị lực kém hay năng lực học tập của các em hơi kém… với hàng loạt vi phạm nghiêm trọng như vậy là điều không thể chấp nhận.

Ngăn “chặt chém” sĩ tử từ quê lên thi đại học

Công ty Bến xe Hà Nội vừa lên kế hoạch phục vụ vận tải trong dịp tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm học 2013.
Cơ quan này cho biết, trước kỳ thi, thí sinh và người nhà sẽ kéo về Hà Nội rải rác. Điều này sẽ không gây áp lực cho các bến xe. Tuy nhiên, lượng khách sẽ tập trung rất lớn để về quê sau khi thi xong.
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thí sinh dự thi, những tuyến xe có lượng khách đông là Hà Nội - Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Ninh Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ.
Vào các ngày 4 và 5/7 thi tuyển đợt 1, ngày 9 và 10/7 thi tuyển đợt 2, do vậy lượng khách đi xe sẽ tăng cao vào chiều 5/7, ngày 6/7, chiều 10/7 và ngày 11/7. Dự kiến, những thời điểm này, lượng khách sẽ tăng thêm khoảng gấp 2,5 lần tại bến xe Mỹ Đình, gần 90% tại bến xe Giáp Bát, gần 70% tại bến Gia Lâm.
Theo đó, Bến xe Giáp Bát và Mỹ Đình sẽ tăng mỗi bến thêm khoảng 100 lượt xe vào những ngày cao điểm này.

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Trung Quốc bắt đầu kỳ thi đại học lớn nhất thế giới

Ngày hôm nay (7/6) tại Trung Quốc sẽ diễn ra kỳ thi đại học – kỳ thi lớn nhất thế giới.
Kỳ thi năm nay có sự tham gia của hơn 9 triệu thí sinh trên khắp cả nước. Nhiều biện pháp tăng cường an ninh, phân luồng giao thông và chống gian lận thi cử đã được triển khai nhằm đảm bảo cho kì thi quan trọng này được diễn ra suôn sẻ.
 
Camera an ninh được lắp đặt trong các phòng thi.

Hủy quyết định trúng tuyển hàng trăm sinh viên

Đây là quyết định xử phạt của Bộ GD-ĐT trước sai phạm về tuyển sinh không đúng đối tượng, không đủ điều kiện tại Trường ĐH Tài chính - ngân hàng Hà Nội.
Một giảng đường tại Trường ĐH Tài chính - ngân hàng Hà Nội rộng khoảng 100m2, tuy nhiên trong kỳ thi liên thông lên đại học, trường đã chia căn phòng này thành hai phòng thi để hơn 100 thí sinh ngồi ngược nhau làm bài

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Tranh luận về Hướng dẫn chấm môn Văn của Bộ Giáo dục-Đào tạo

Như đã đưa tin, đề Văn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2013 đã yêu cầu học sinh bày tỏ suy nghĩ về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam (Nghệ An). Đề Văn đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận do bám sát cuộc sống, có tính nhân văn cao. Tuy nhiên, cách hướng dẫn chấm điểm câu này của Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) lại gây tranh cãi.
Cụ thể, Bộ hướng dẫn chấm, nêu vấn đề nghị luận: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Văn Nam (0,5 điểm); Phân tích: Cảm phục trước hành động quên mình cứu người của Nguyễn Văn Nam. Đây là tấm gương sáng cho thanh niên cả nước học tập (0,5 điểm). Hành động này thể hiện tấm lòng nhân ái của một nhân cách đặc biệt; một phẩm chất đạo đức cao đẹp đã được tu dưỡng, học tập, rèn luyện từ môi trường giáo dục tốt của gia đình, nhà trường và truyền thống quê hương… (0,5 điểm). Bình luận: Việc làm của Nguyễn Văn Nam là một nghĩa cử cao đẹp, dũng cảm phi thường, song không phải là cá biệt. Hành động này còn giàu ý nghĩa tích cực trong bối cảnh cuộc sống hiện tại (0,5 điểm). Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm, đề cao ý thức nuôi dưỡng điều thiện và tính thiện (0,5 điểm). Liên hệ bản thân: học tập theo tấm gương Nguyễn Văn Nam,… (0,5 điểm).

Xét tốt nghiệp - tại sao không?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 đã kết thúc. Bộ GDĐT đã “tạm” yên tâm về một kỳ thi không ồn ào về tiêu cực như những mùa thi trước. Phải chăng kỳ thi này đã hội đủ “tiêu chí, điều kiện” để bộ triển khai lựa chọn Đề án... xét tốt nghiệp và chỉ tổ chức một kỳ thi quốc gia tuyển sinh ĐH-CĐ tránh gây tốn kém thời gian, tiền của và những áp lực không đáng có.
Quá nhiều phép thử

Về kỳ thi tốt nghiệp THPT,  từ lâu dư luận vẫn “sôi” lên câu hỏi về chất lượng thi cử. Nhiều điểm thi, địa phương nằm trong danh sách có tiếng về tiêu cực trong thi cử. Để có một kỳ thi tốt nghiệp chất lượng như xã hội mong muốn, năm 2007, Bộ GDĐT phát động phong trào “2 không”- nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Kết quả tỉ lệ thi tốt nghiệp năm đó thấp thê thảm.

Để “cứu” học sinh (HS) thoát khỏi bậc học này, bộ liền mở cửa cho thí sinh thi rớt bằng cách được thi tốt nghiệp lần 2 - đối tượng này không được dự thi ĐH, CĐ - mục đích cũng là để cho các em có được tấm bằng, để có cơ hội tìm việc làm phù hợp. Vài năm sau, những thí sinh không đỗ tốt nghiệp, bộ không cho thi lại, nhưng “hé” thêm cơ hội, bằng cách dù không đỗ tốt nghiệp nhưng các em được vào hệ trung cấp, sau một thời gian học thì trường trung cấp sẽ cấp bằng tốt nghiệp phổ thông. Có được tấm bằng phổ thông để vào đời, với những HS có học lực yếu đã phải lựa chọn đi đường tắt.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

PGS Nguyễn Văn Nhã: Chúng ta có thể tổ chức thi đại học quanh năm!

“Chúng ta tổ chức khám sức khỏe quanh năm được, tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quanh năm được, tổ chức thi sát hạch lái xe quanh năm được… vậy tại sao cứ phải thi đại học vào một lần, khiến cho bao nhiêu gia đình khổ sở, cả xã hội cũng khổ?”.

Mỗi năm, Việt Nam chỉ có một kỳ thi đại học duy nhất. Nếu chẳng may bị trượt, thí sinh cũng chỉ có cách là chờ đợi tới kỳ thi năm sau. Cách tổ chức thi như vậy phải chăng đã quá lạc hậu với thế giới?

Để làm rõ hơn vấn đề này, Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – Nguyên Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc Gia Hà Nội, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi.
PV: Thưa PGS Nguyễn Văn Nhã, gần đây nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã lên tiếng bày tỏ kỳ thi ba chung do Bộ Giáo dục tổ chức đã “lạc hậu”. Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác đào tạo ở ĐH Quốc Gia Hà Nội, theo ông kỳ thi này có còn thực sự phù hợp với hoàn cảnh hiện nay?
PGS Nguyễn Văn Nhã: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã “ôm quả bom” đề thi để các trường khỏi phải tranh cãi nhau chuyện đề hay, đề không hay, lộ đề… và quả thật 7 năm vừa qua không có chuyện lộ đề.

Hot girl Midu mạnh dạn khoe bảng điểm

Trên trang cá nhân của mình, nữ diễn viên Midu bày tỏ sự không hài lòng trong việc bị báo chí soi mói tới điểm số. Đồng thời, cô cũng chia sẻ những vất vả trong việc vừa đi học vừa tham gia hoạt động nghệ thuật.

Nữ diễn viên thổ lộ: “Phấn đấu bao nhiêu để thi đậu điểm cao vào trường Kiến Trúc , rồi trải qua biết bao thử thách, cám dỗ của công việc và cuộc sống để "bám" lấy trường, vẫn hằng ngày đến lớp để hoàn thành khoá học 5 năm đến ngày làm tốt nghiệp. Với nhiều người có lẽ đó là chuyện bình thường, nhưng với tôi đó là cả một sự nỗ lực, nỗ lực tranh đấu với những cám dỗ của bản thân và thế giới hào nhoáng để trụ vững mà ko bị hào quang nghệ sĩ cuốn trôi để buông xuôi việc học".
"Đi học có lúc điểm cao có lúc điểm thấp là chuyện thường của đời sinh viên, có nhất thiết phải nhìn chằm chằm vào những con điểm không tốt của một học kì để giật tít là "Học vấn đáng sợ " hoặc "Những mỹ nhân muối mặt vì ..." không. Vậy những lúc mình điểm cao hay được nhận học bổng thì ko ai nói tới. Nói chung là tôi chưa bao giờ xấu hổ với quá trình học của mình cả vì tôi biết tôi đã tâm huyết và nỗ lực hết mình với nó.”

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Tranh cãi đề thi Văn: Ai dám khuyến khích học trò sống như Nam?

Đề thi môn ngữ văn kỳ tốt nghiệp THPT ngày 2-6-2013 gây ra những suy nghĩ trái chiều trong cộng đồng: hành động xả thân cứu người đáng tôn vinh nhưng liệu thầy cô, cha mẹ có khuyến khích học sinh, con em mình cứu người cả khi biết nguy hiểm đến tính mạng?
Đề thi tốt nghiệp có lẽ không gây khó cho học sinh nhưng người lớn thì băn khoăn

Đề Toán dễ, nhiều thí sinh tự tin đạt 9, 10 điểm

Cửa ải quan trọng của thí sinh đã kết thúc trong sự nhẹ nhõm của thí sinh. Nhiều em hoàn thành bài thi trong 45 phút và tự tin mình đạt 9, 10 điểm.

 Thí sinh ra sớm tại hội đồng thi trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội. Ảnh Lê Hiếu.
Sáng nay (4/6), tại hội đồng thi trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội có khoảng 100 thí sinh ra khỏi phòng thi khi hết 2/3 thời gian làm bài. Tuy nhiên, các em không ra khỏi cổng trường mà đứng bên trong cho đến khi tiếng trống chấm dứt giờ làm vang lên.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Nhiều TS thích câu hỏi về biển đảo của môn địa vì mang tính thời sự

Sáng nay 3.6, sau khi kết thúc môn địa, các thí sinh (TS) rời phòng thi với nhiều tâm trạng. Phần lớn các TS cho rằng đề địa lý năm nay khá dài nhưng đều nằm trong chương trình. Nhiều TS tỏ ra thích thú với câu hỏi liên quan đến biển đảo của đề thi.

Hà Nội: TS than đề thi dài
Kết thúc buổi thi địa lý sáng nay, nhiều TS tại Hà Nội cho rằng đề dài. Tại HĐT Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Mỹ Đình, H.Từ Liêm), nhiều TS ra về trong tâm trạng lo lắng.
TS Nguyễn Vân Anh cho hay em không làm hết phần II (2 điểm) vì vừa vẽ xong biểu đồ cũng đã hết giờ.
Tại HĐT Trường THPT Cầu Giấy (Q.Cầu Giấy), nhiều TS cho biết đã ôn đúng trọng tâm. Phần câu hỏi về biển đảo “Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề biển đảo” khá nóng, mang tính thời sự, do đó nhiều em có thể trả lời tốt.
Không khí sau buổi thi cũng sôi nổi tại HĐT Trường THPT Trương Định, các TS phấn khởi vì hoàn thành tốt bài thi địa lý. Nhiều TS chia sẻ đề nằm trong phần dự đoán của các em.

Nhiều thí sinh nhầm tưởng buổi sáng thi môn Sinh học

Ngày 3.6, TPHCM có 58.748 thí sinh dự thi theo hệ THPT và 9.244 TS dự thi theo hệ giáo dục thường xuyên bước vào ngày thi thứ 2. Tại một số hội đồng thi, nhiều TS đã bị nhầm lẫn hai môn thi Địa lí (buổi sáng) và Sinh học (buổi chiều).
Tại hội đồng thi trường THPT Nguyễn An Ninh, Q.10, nhiều thí sinh (TS) nhầm tưởng là buổi sáng thi Sinh học nên không mang theo Atlat. Theo quy định thi TN THPT năm 2013, TS được mang theo Atlat vào phòng thi vì đề thi có thể có nhiều phần yêu cầu kỹ năng sử dụng Atlat nếu không có Atlat thì TS sẽ thiệt thòi. Một số TS đến sớm chạy về nhà lấy hoặc gọi người nhà mang đến. TS H.H, trường THPT Nguyễn Khuyến tỏ vẻ lo lắng: “Em không biết đề thi có liên quan nhiều đến Atlat hay không nhưng nếu không có nó em thấy bất an lắm”.

Kết thúc môn Địa lí, nhiều TS được hỏi cho biết đề thi không khó lắm. TS Phương Anh, trường THPT Hàn Thuyên, hội đồng thi trường THPT Phú Nhuận hớn hở: “Hầu hết tụi em được ôn môn kỹ các phần liên quan đến biển đảo nên không bất ngờ. Phần thi có những câu liên quan đến việc làm, thị trường lao động rất thời sự nên tụi em cũng không thấy khó. Em tự tin môn này ít nhất được 7 điểm”.

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Lo lộ đề tốt nghiệp từ máy ghi âm ghi hình

Sáng 1.6, học sinh tham dự kỳ thi THPT 2013 đã tới các điểm thi làm thủ tục dự thi. Tới sát giờ G này, các Hội đồng thi vẫn lo chuyện máy ghi âm, ghi hình và lo… lộ đề từ quy định

Tại hội đồng thi trường THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội), gần 700 học sinh của trường THPT Việt Đức và Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Nguyễn Văn Tố có mặt từ rất sớm để nghe quy chế và xem số báo danh, sơ đồ phòng thi. Bà Nguyễn Thị Thúy Anh, chủ tịch hội đồng thi cho biết, trong buổi tập trung này, các giám thị nhắc lại trách nhiệm của thí sinh, những dụng cụ được phép mang vào, khen thưởng và xử lý vi phạm, lịch thi, giờ thi, sơ đồ thi...
 
 

Sáng nay, gần 1 triệu sĩ tử làm thủ tục thi tốt nghiệp

Từ sáng sớm, học sinh khối 12 đã đến các hội đồng thi để xem phòng thi, số báo danh, nghe phổ biến quy chế để sẵn sàng bước vào “cuộc chiến” với 6 môn thi tốt nghiệp.

Sáng nay (1/6), tại các hội đồng thi trên cả nước, các sĩ tử 12 sẽ tập trung nghe phổ biến quy chế thi và xem lại số báo danh, phòng thi trước khi kỳ thi chính thức diễn ra vào sáng mai (2/6).
Theo số liệu của Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), năm nay cả nước có 946.064 thí sinh đăng ký tham gia thi tốt nghiệp. Trong đó có 854.355 em ở hệ THPT, 91.759 hệ Giáo dục thường xuyên.
 
 480 học sinh tại hội đồng thi trường THCS Phan Đình Giót nghe quy chế và xem số báo danh.