Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Văn Mai Hương bức xúc vì bị 'tố' bỏ show

Nữ ca sĩ đã nhắn tin xin lỗi Nathan Lee vì đi diễn xa, không kịp về dự đêm nhạc mừng sinh nhật anh.

Cách đây vài ngày, ca sĩ Nathan Lee chia sẻ thông tin, đêm nhạc mừng sinh nhật của anh tối 30/7 sẽ có sự tham gia của 4 khách mời: Thu Minh, Phương Thanh, Mỹ Lệ và Văn Mai Hương. Tuy nhiên, trong chương trình tối qua, chỉ có sự xuất hiện của 3 đàn chị mà vắng bóng cô em Văn Mai Hương. Đêm nhạc diễn ra đến tận 1h khuya với không khí rất vui vẻ nên không ai thắc mắc về sự vắng mặt này.
Sáng 31/7, một số trang tin điện tử "tố" Văn Mai Hương bỏ show mà không có ý kiến từ phía cô. Thông tin một chiều này khiến không ít khán giả hiểu lầm Á quân Thần tượng âm nhạc 2010 là người vô trách nhiệm và làm việc không chuyên nghiệp.
Trước những thông tin không mấy tích cực, Văn Mai Hương chính thức lên tiếng. Cô xác nhận, đã nhận được lời mời trực tiếp từ phía Nathan Lee. Song, anh mời cô đến sân khấu Nam Quang dự sinh nhật chứ không phải mời đến để biểu diễn. Là người em khá thân thiết với Nathan Lee, Văn Mai Hương đã nhận lời đến dự như một người bạn bình thường. Thậm chí, cô đã đi mua quà sinh nhật để tặng anh.

Mỹ Tâm “đem chuông đi đánh xứ người”

Mỹ Tâm sẽ là ca sĩ Việt Nam chính thức được MTV Việt Nam chọn tham dự tranh tài tại giải "European Music Awards 2013" (MTV VMA 2013) ở hạng mục "Best Worldwide Act". Cô sẽ đến Amsterdam-Hà Lan vào tháng 11 tới với nhiệm vụ “đem chuông đi đánh xứ người”.
Dù là một trong những giọng ca có lực lượng khán, thính giả hâm mộ đông đúc và trung thành nhất hiện nay nhưng cần nhìn nhận một thực tế là để giành chiến thắng ở MTV VMA 2013 không phải là chuyện dễ dàng đối với Mỹ Tâm.
Bởi việc đến Amsterdam đơn giản chỉ là trình diễn còn tranh giải lại là một chuyện khác. Và công chúng, cần xác định rõ lượng người hâm mộ ở Việt Nam dù có nỗ lực bình chọn đến mấy thì việc vượt qua các đối thủ trong khu vực châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc đã là rất khó nói chi đến giành giải thưởng.
Ca sĩ Mỹ Tâm vinh dự nhận giải thưởng.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Hà Nội ban hành 'giá trần' về mức thu dạy thêm

Theo Quyết định 22 mà UBND TP Hà Nội vừa ban hành, các quy định về dạy thêm học thêm, mức thu cao nhất mà các trường được phép thu không quá 32.000 đồng/tiết/học sinh. Trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết:
Học sinh trường tiểu học Quang Trung trong giờ học. Ảnh: NGọc châu
Học sinh trường tiểu học Quang Trung trong giờ học.

Ngày mai (1/8), hạn cuối các trường ĐH công bố điểm thi

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, ngày mai (1/8), các trường ĐH có tổ chức thi tuyển sinh hoàn thành chấm thi, công bố điểm thi của thí sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thí sinh thi ĐH 2013. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh thi ĐH 2013. Ảnh: gdtd.vn
Tính đến hôm nay đã có trên 200 trường công bố điểm thi. Các trường mới có điểm là: ĐH Bình Dương, ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐHSP 2, Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk, Trường CĐ Công nghệ Viettronics, Trường CĐSP Hà Giang, CĐ Y tế Lạng Sơn, ĐH Cộng đồng Hà Tây... công bố điểm.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

'Lỗ hổng' để tuyển thí sinh dưới điểm sàn

Trong quy chế tuyển sinh hiện hành, Bộ GD-ĐT chưa có quy định nào về việc nhân hệ số các môn thi, cũng như ngưỡng tối thiểu khi xác định điểm chuẩn các ngành khối năng khiếu.

Đây chính là “lỗ hổng” để các trường lách luật tuyển thí sinh (TS) dưới điểm sàn.
 Thí sinh dự thi môn năng khiếu tại Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM năm 2013
Thí sinh dự thi môn năng khiếu tại Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM năm 2013 -

Điểm chuẩn của nhiều trường sẽ tăng cao

Đến thời điểm hiện tại đã có hơn 100 trường ĐH công bố điểm thi. Theo ghi nhận chung, điểm thi của các trường có tăng cao so với năm 2012. Nhận định của lãnh đạo nhiều trường ĐH cũng cho thấy điểm chuẩn vào trường năm nay sẽ cao hơn so với 2012, đặc biệt một số trường tốp trên sẽ tăng mạnh.

Điểm chuẩn của một số trường dự kiến tăng cao.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013: Điểm chuẩn tiếp tục tăng mạnh

Tính đến lúc này, đã có 75% các trường ĐH tổ chức tuyển sinh công bố điểm thi năm 2013. Kết quả điểm thi năm nay thật sự bất ngờ khi điểm chuẩn nhiều trường tốp giữa tăng, thậm chí tăng mạnh. Đáng nói là nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ có điểm chuẩn nhảy vọt đến 5 điểm so với năm 2012.

Tất cả các ngành của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) có điểm chuẩn tăng từ 0,5-4,5 điểm so với năm 2012. Theo đó, nhóm ngành hóa - thực phẩm - sinh học có điểm chuẩn cao nhất 23 điểm, tăng 4,5 điểm so với năm 2012. Kế đến là các ngành máy tính, điện - điện tử cùng lấy 22,5 điểm, ngành cơ khí - cơ điện tử 22 điểm. Các ngành quản lý công nghiệp, kỹ thuật và quản lý công nghiệp, kỹ thuật giao thông, vật lý kỹ thuật - cơ kỹ thuật cùng lấy 20,5 điểm. Ngành kiến trúc 28 điểm (môn vẽ nhân hệ số hai). Ngành kỹ thuật dệt, kỹ thuật hệ thống công nghiệp, kỹ thuật vật liệu xây dựng cùng 19 điểm.
Thí sinh thi Đại học tại TP.HCM

Bình Dương: Cán bộ quỹ đầu tư đến trường học ra oai, đòi nợ

Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương tự hào có Trường THCS và THPT Phan Chu Trinh là ngôi trường duy nhất tại Việt Nam đoạt giải Kiến trúc châu Á và giải WAN của Hoa Kỳ năm 2012. Thật khó tin ngôi trường đẹp và khang trang đúng tiêu chí ngành giáo dục vừa mới đi vào hoạt động đã có nguy cơ phải đóng cửa vì chuyện “đòi nợ” độc nhất này.
NHÀ ĐẦU TƯ MẮC NẠN
Thực hiện chủ trương khuyến khích xã hội hóa giáo dục, Công ty CP Khai Minh (gồm những cổ đông công tác lâu năm, tâm huyết với ngành giáo dục) đã lập đề án xây dựng Trường THCS và THPT Phan Chu Trinh tại P.Dĩ An, TX. Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ngày 13-3-2009, Phó chủ tịch (hiện là Chủ tịch) UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung ký giấy chứng nhận đầu tư cho công ty này thực hiện dự án với tổng vốn đầu tư 126,29 tỷ đồng, trong đó vốn góp 26,38 tỷ. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.
Dự án được phê duyệt, Quỹ Đầu tư phát triển (ĐTPT) tỉnh Bình Dương có thông báo kết luận của Hội đồng thẩm định ngày 2-4-2009 cho vay 60 tỷ đồng huy động từ Ngân hàng Thế giới (WB) trong 15 năm, lãi suất 7%/năm, thời gian ân hạn 5 năm. Đến ngày 9-9-2009, Giám đốc Quỹ ĐTPT Lê Văn Thành ký văn bản gửi Công ty Khai Minh “điều chỉnh mức vốn cho vay” xuống 58 tỷ đồng trong 15 năm, lãi 7%/năm. Hơn ba tháng sau, Giám đốc Thành tiếp tục ký văn bản ngày 17-12-2009 “điều chỉnh” số tiền cho vay còn 43 tỷ, thời gian vay rút xuống 10 năm, lãi ân hạn chỉ 2 năm, nhưng lãi thì vọt lên 9%/năm.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Đã có thủ khoa 30 điểm

Sáng 25/7, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, trường đã chấm xong bài thi và đã có một thủ khoa được 29,75 điểm, làm tròn thành 30.
Thủ khoa trường ĐH Bách Khoa Hà Nội là thí sinh Nguyễn Thành Trung, học sinh trường chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) được 29,75 điểm, làm tròn thành 30, trong đó môn toán 10, hóa 10 và lý 9,75 điểm. Ngoài ra, một á khoa ở Hải Dương cũng giành được 29,5 điểm.
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013.

Bộ GD-ĐT đang cộng điểm đại học sai đối tượng

Dù đã nhận được kiến nghị của Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm Pháp luật (KT VBQPPL) – Bộ Tư Pháp, đồng thời ban hành thêm Thông tư số 28/2013/TT - BGDĐT song Bộ GDĐT vẫn chưa khắc phục được hết cái sai trái của Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT về việc chọn các đối tượng ưu tiên cộng điểm đại học (ĐH) - Lãnh đạo Cục KT VBQPPL khẳng định với Báo Lao Động ngày 23.7.
Cụ thể, ngay sau khi nhận được thông tin băn khoăn của dư luận về quy định bổ sung "đối tượng ưu tiên" trong tuyển sinh tại Thông tư 24 của Bộ GDĐT, Cục KT VBQPPL đã tiến hành nghiên cứu và kiểm tra thông tư này. Ngày 15.7, Cục đã họp với đại diện Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Vụ Pháp chế - Bộ GDĐT để trao đổi, thảo luận về tính hợp pháp và kể cả hợp lý của Thông tư 24.

Đến sáng ngày 16.7, Cục KT VBQPPL đề nghị Bộ GDĐT bãi bỏ 5 đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh quy định tại Thông tư 24, bao gồm: Bà mẹ VN anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 1.1.1945; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Tuyển sinh cao đẳng-đại học 2013: Điểm cao nhưng chớ vội mừng!

Tính đến chiều 23/7 đã có hơn 30 trường ĐH công bố điểm thi với kết quả tăng “chóng mặt” so với năm trước. Điểm trúng tuyển dự kiến của nhiều trường tăng đến năm điểm so với năm 2012. Kết quả này có phải do chất lượng thí sinh (TS) năm nay cao…đột biến?

Điểm chuẩn dự kiến tăng chóng mặt
Thống kê điểm của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH QG Hà Nội) cho thấy, điểm chuẩn khối A, A1 và B có thể tăng đến năm điểm so với năm trước do phổ điểm năm nay quá đẹp. Khối B của trường năm nay có tổng cộng 1.403 TS dự thi, trong đó số đạt điểm 20 trở lên đã là 825 em, số được 21 là 694 em, được 22 là 562 em, được 24,5 là 226 em và 25 là 170 em. Khối B của Trường ĐH Khoa học tự nhiên chỉ tuyển các ngành Sinh học, Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường và Khoa học đất với tổng chỉ tiêu (gồm cả khối A, A1, B) là 314 chỉ tiêu. Như vậy TS khối B muốn trúng tuyển vào trường phải có kết quả thi đạt 24,5 hoặc 25 điểm. Ở khối A, A1, mức điểm tối thiểu để TS có thể trúng tuyển cũng phải là 21 hoặc 21,5.
Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cũng có mặt bằng điểm thi cao hơn năm trước rất nhiều. Trường có gần 4.000 TS dự thi, trong đó một nửa đạt điểm 5 môn toán trở lên (2.410 em); ở môn sinh, số TS có điểm trên trung bình là 2.006 và môn hóa là 2.385. Ở môn toán, trường có bốn điểm 10, 120 TS đạt mức điểm 9 trở lên. Thống kê cho thấy, với chỉ tiêu là 800 thì điểm trúng tuyển vào trường phải từ 21 hoặc 21,5 trở lên, trong khi điểm trúng tuyển vào trường năm 2012 chỉ là 18,5.

Điểm chuẩn nhiều trường ĐH lớn cao hơn năm trước

Sáng 24/7, ĐH Bách Khoa TPHCM, ĐH Kiến trúc TPHCM, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội (cơ sở Phía Bắc), Kỹ thuật Mật mã ...công bố điểm thi.
Nữ sinh Học viện BCVT

Trao đổi với Ông Lê Hữu Lập, Phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội cho biết, năm nay điểm thi vào trường cao hơn năm trước nên dự kiến điểm chuẩn sẽ cao hơn.
Ở hệ ngoài ngân sách, điểm chuẩn dự kiến của các ngành sẽ cao hơn năm trước từ 3-4 điểm; ở hệ ngân sách điểm chuẩn dự kiến cũng cao hơn từ 1-1,5 điểm.

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Bộ Giáo dục giải thích chuyện 'tốt nghiệp cao, cắt thi đua'

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trả lời trước chỉ đạo về  việc “cắt thi đua địa phương nếu để tỷ  lệ tốt nghiệp quá cao hoặc năm sau cao hơn năm trước”.
Không tăng tỷ lệ tốt nghiệp là không vô lý
Hội nghị tổng kết năm học 2012 - 2013 vừa diễn ra ngày 20/7 ở Lâm Đồng đưa ra thông tin đáng chú ý: Trong năm học vừa qua, toàn ngành giáo dục đã quyết định tỷ lệ tốt nghiệp THPT không được vượt quá tỷ lệ tốt nghiệp những năm trước, nhằm chống căn bệnh thành tích và siết chặt giám sát thi cử.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: “Những năm qua, Bộ đã áp dụng nhiều giải pháp khác nhau nhằm chống tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT như đưa thanh tra của Bộ GD - ĐT về cắm chốt, chấm chéo, thi theo cụm, nhưng nơi này nơi kia vẫn xảy ra tiêu cực.
Từ năm 2012, cùng với việc giao chủ động đồng thời nâng cao trách nhiệm của các địa phương trong việc tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT  đã có thêm những giải pháp kiểm soát tiêu cực.
quyết tâm lạ, tỷ lệ thi tốt nghiệp
Ông Nguyễn Vinh Hiển: "Với các yếu tố của quá trình dạy học còn nhiều hạn chế hiện nay, ai cũng biết rõ tỷ lệ tốt nghiệp THPT tăng chạm ngưỡng tối đa là thực chất hay chưa thực chất”.

Sôi động điểm chuẩn dự kiến các trường ĐH

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải và Trường ĐH Ngân hàng TP HCM là hai trường mới nhất công bố điểm thi.
Thí sinh thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh  ĐH, CĐ 2013.
Trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại, ông Đỗ Ngọc Viện – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải cho biết, thí sinh đỗ đầu trường năm nay đạt 22,0 điểm, đó là Lê Việt Cường – SBD: 599 (Toán : 6.75, Lý : 6.75, Hóa : 8.50).

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Đã có 24 trường ĐH, CĐ công bố điểm thi

Sáng 22-7, các trường ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Tiền Giang, Học viện Âm nhạc Huế và CĐ Viễn Đông là trường CĐ đầu tiên đã công bố điểm thi. Tính đến thời điểm này, cả nước có 24 trường ĐH, CĐ công bố điểm.
Thí sinh dự thi vào Trường CĐ Tài chính-Hải quan sáng 14-7-2013.

Nỗi ô nhục của giáo dục Trung Quốc

Trung Quốc từng rất tự hào về những giá trị đạo đức và tinh thần của Nho giáo, Đạo giáo. Nhưng tình trạng gian lận, lừa dối tràn lan trong hệ thống giáo dục đang khiến nước này trở nên suy yếu.

“Không công bằng nếu không để cho chúng tôi gian lận!”
Chung Tường chỉ là một thành phố nhỏ ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Nhưng điều kỳ lạ là mỗi năm, Chung Tường đều có lượng học sinh đỗ vào các trường đại học danh tiếng của Trung Quốc cao một cách bất thường.
Các phụ huynh ở tỉnh An Huy, Trung Quốc tiễn con đi thi đại học tháng 6/2013
Các phụ huynh ở tỉnh An Huy, Trung Quốc tiễn con đi thi đại học tháng 6/2013

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Tra cứu điểm thi của 3 trường đại học vừa công bố

Bên cạnh đại học Xây dựng miền Tây, ĐH Thủy Lợi thì ĐH Thăng Long (Hà Nội) cũng đã công bố điểm thi.

Trước đó, ĐH Xây dựng Miền Tây, ĐH Thủy Lợi là hai trường cũng đã công bố điểm thi. Tính đến thời điểm này, thí sinh đạt điểm cao nhất khối A vẫn là Lê Xuân Hoàng (dự thi vào ĐH Thủy lợi) với 28,5 điểm.
Chiều qua (18/7), ĐH Thủy lợi là trường đầu tiên công bố điểm thi. Theo đó, thí sinh có điểm cao nhất toàn trường cũng là thủ khoa đầu tiên của cả nước, em Lê Xuân Hoàng, đạt 28,5 điểm.
Sáng nay, trường ĐH Xây dựng miền Tây là trường thứ hai công bố điểm thi. Thủ Khoa khối A, A1 năm nay là thí sinh Cao Minh Tiến, SBD: MTUA.00840, sinh ngày 19/09/1995, ngụ tại Tp.Vĩnh Long, đạt 20,5 điểm. Á khoa khối A, A1 thuộc về thí sinh Đặng Ngọc Phương Dung, ở Vĩnh Long, đạt 20,0 điểm.

Thủ khoa khối V năm nay là thí sinh Huỳnh Minh Tuấn, đạt 19,5 điểm (môn Vẽ chưa nhân hệ 2). Á khoa khối V thuộc về em Nguyễn Thanh Tâm, 19 điểm.
Trường có một á khoa đạt 25,5 điểm.

Mặt bằng điểm chuẩn ĐH năm nay tăng cao

Ngày 18-7, trường ĐH Thủy lợi là một trong những trường đầu tiên công bố điểm thi. Công tác chấm thi cũng đang được các trường đẩy mạnh để có thể hoàn thành trong tuần tới. Đến thời điểm này, nhiều trường cho biết, điểm chuẩn dự kiến năm nay sẽ bằng hoặc cao hơn năm trước.


Mức điểm trung bình năm nay khá cao

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Băn khoăn hậu kỳ thi ĐH, CĐ 2013



Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 đã kết thúc. Mùa tuyển sinh năm nay có nhiều điểm tiến bộ hơn, nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những băn khoăn lo lắng.

Nỗi lo thi nhờ

Cách đây không lâu, ĐH Bách khoa Hà Nội tuyên bố thẳng thừng không cho thí sinh những trường không tổ chức thi được thi nhờ. Ngay lập tức, trường nhận được phản ứng không tích cực từ phía người học cũng như phía cơ quan quản lý.

Ở ngoài nhìn vào thì thấy rõ ràng quyết định này của ĐH Bách khoa Hà Nội là không nhân văn, không biết chia sẻ, không vì mục tiêu chung của ngành. Nhưng nếu không là người trong cuộc sẽ không biết được nỗi khổ của các trường khi có thí sinh thi nhờ.

Năm nay, ĐH Công đoàn có 6.000 hồ sơ đăng ký thi nhờ. Thậm chí trong số hồ sơ đăng ký dự thi liên thông vào trường cũng có tới gần 1/3 là thi nhờ. Với con số quá lớn như thế này, ngoài việc lo tổ chức thi cho thí sinh của trường (cũng trên 10.000 hồ sơ) trường cũng phải lo cho những thí sinh đăng ký thi nhờ, lo đội ngũ cán bộ làm công tác thi, lo chuẩn bị cơ sở vật chất…

ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cũng là một địa chỉ tin cậy để các thí sinh đăng ký thi nhờ năm nay. Không chỉ có thế, hầu như trường nào tổ chức thi cũng có thí sinh đến thi nhờ.



Từ năm 2012, Viện ĐH Mở Hà Nội thông báo không tổ chức thi tuyển sinh. Trong khi đó, hàng năm, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào trường này thường chiếm con số rất lớn. Vì trường đào tạo đa ngành, không tổ chức thi, đồng nghĩa với việc những thí sinh muốn vào trường phải thi tứ tán khắp nơi để có được bảng điểm mang về trường xét tuyển.



Kiểm tra số báo danh tại điểm thi của trường Đại học Công đoàn (ảnh: T.Xuân)

Khi được hỏi, các trường không tổ chức thi đều cho rằng không đủ năng lực hoặc để giảm tải cho xã hội. Nhưng xét ở khía cạnh nào đó, thì chính những trường này đang đẩy gánh nặng trách nhiệm cho trường khác. Chính vì vậy một vị phó hiệu trưởng một trường đã phải thốt lên rằng: trường nào có đủ năng lực đào tạo thì phải có đủ năng lực tổ chức thi.

Liên thông: chờ “phán quyết” của Bộ

Là năm đầu tiên, Bộ GD-ĐT yêu cầu các thí sinh nếu chưa tốt nghiệp CĐ, TCCN đủ 3 năm muốn liên thông phải thi chung đợt, chung đề với các thí sinh dự thi ĐH, CĐ chính quy. Đây là quy định nhằm giảm đường vòng vào ĐH của một lượng lớn thí sinh hiện nay.

Qua khảo sát, ở các trường đều có một số lượng nhất định thí sinh đăng ký dự thi liên thông. ĐH Kinh doanh và Công nghệ năm nay đón trên 2000 hồ sơ đăng ký dự thi liên thong; ĐH Công đoàn có 432 hồ sơ… Vấn đề ở chỗ, trong khi hệ chính quy, từ khi chưa thi đã được rục rịch bàn đến điểm sàn, điểm chuẩn thì đến giờ phút này, điểm sàn, điểm chuẩn của liên thông thế nào vẫn chưa có văn bản của Bộ GD-ĐT hướng dẫn. Hỏi các trường, các trường đều nói chờ Bộ.

Chính vì vậy, đối với những thí sinh dự thi liên thông, “số phận” của mình như thế nào phải chờ “phán quyết” sau cùng, trước mắt chỉ biết đi thi và làm bài cho thật tốt.

Không tổ chức thi ở tiểu học: Bất khả kháng

ĐH Nông nghiệp chỉ tính riêng đợt 2, trường đã có 44 điểm thi. Không chỉ thuê điểm thi trong khu vực Hà Nội mà trường phải sang cả khu vực tỉnh bạn như huyện Mỹ Hào, Phố Nối, TP Hưng Yên.

Chuyện các điểm thi của ĐH Nông nghiệp phải sang tận tỉnh khác cũng không có gì lạ từ vài năm trở lại đây khi số lượng hồ sơ đăng ký vào trường cả hai đợt thi lên đến trên 3 vạn hồ sơ.

Còn tại ĐH Công đoàn, Hiệu phó nhà trường, bà Đinh Thị Mai, cho biết đợt hai trường có trên 11.000 hồ sơ. Khó khăn trong việc chuẩn bị cơ sở vật chất của trường đó là trường nằm trong “quần thể” các trường ĐH thuộc quận Đống Đa (Ngoại thương, Thủy lợi, Ngoại giao, Luật…). Kế tiếp, quận “bạn” là gồm các trường Bách khoa, Xây dựng, Kinh tế quốc dân (quận Hai Bà Trưng), lui xuống chút nữa là quận Thanh Xuân với các trường Khoa học xã hội và Nhân văn, Tự nhiên, Kiến trúc, An ninh… Chính vì vậy, để thuê được điểm thi, trường phải vào tận Hà Đông hoặc lên quận Tây Hồ, thậm chí thuê cả trường tiểu học làm điểm thi.

Trao đổi về vấn đề liệu sang năm không thuê trường tiểu học trường có lo đủ chỗ cho thí sinh dự thi không? Bà Đinh Thị Mai cho biết trường sẽ cố gắng nhưng không thể nói trước. Bởi với thực tế như năm nay, công tác vận chuyển đề đã rất vất vả. Đó là chưa kể, dù chuẩn bị kỹ nhưng xe cộ có thể hỏng hóc giữa đường… Hơn nữa, để có được chỗ thuê, trường đã phải cử cán bộ đến các “mối” cũ của mình “giấm” trước từ Tết nguyên đán.

Không phải thuê địa điểm là trường tiểu học do có cơ sở rộng rãi, nhưng ông Nguyễn Cảnh Lương, Hiệu phó ĐH Bách khoa Hà Nội cũng chia sẻ khó khăn với các trường khác. Theo ông Lương, nếu không tổ chức thi tại trường tiểu học thì các trường sẽ phải thuê ở đâu trong khi lượng trường THPT, THCS có hạn?

Có thể nói, khó có thể yêu cầu các trường ĐH, CĐ không thuê địa điểm là trường tiểu học để tổ chức thi trên địa bàn các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM.


-----------------------------------------------


Tra cuu diem thi Sửa chữa điều hòa tại Hà Nội Lich van nien Lễ ăn hỏi Tu vi tron doi Xem boi Xem ngay tot xau Lich am

Chiều nay, đại học đầu tiên công bố điểm thi

Lãnh đạo ĐH Thủy lợi cho biết hiện tại nhà trường đã cơ bản hoàn thành công tác chấm thi và dự kiến sẽ công bố điểm thi cho thí sinh chiều nay 18/7.
Trong chiều nay 18/7, ĐH Thủy lợi sẽ công bố điểm thi của thí sinh trên website của nhà trường để đông đảo thí sinh được biết.
Chiều nay, đại học đầu tiên công bố điểm thi
Dự kiến chiều nay ĐH Thủy lợi sẽ công bố điểm thi đại học

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Kết thúc thi ĐH, CĐ: đề thi đơn giản, "vừa lòng" thí sinh

Sáng nay, 16/7, thí sinh cả nước đã dự thi môn thi văn hóa cuối cùng kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Cũng như ngày thi đầu, đề thi của các môn thi đều được cả giáo viên lẫn thí sinh đánh giá là nhẹ nhàng.

Điểm thi đại học cao hơn năm 2012

Theo kết quả chấm thi ngày đầu (15.7) tại ĐH Nông Lâm TP.HCM, phổ điểm môn toán nhiều nhất từ 4 - 5,5, môn văn từ 5-6.

Ngay sau khi kết thúc đợt thi thứ 1, các trường ĐH đã bắt tay vào chấm điểm. Thông tin ban đầu cho thấy điểm thi ĐH đợt 1 năm nay cao hơn năm 2012.


Cũng trong ngày đầu chấm thi, ở khối B môn toán có 1 TS đạt điểm 10, 2 TS đạt điểm 9 và khá nhiều điểm 8-8,5.

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Hơn 200.000 thí sinh đã bắt đầu làm bài thi cao đẳng

Sáng nay, 15/7, hơn 200.000 thí sinh làm bài dự thi môn đầu tiên vào bậc cao đẳng. Đây là đợt ba của kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013.

Khác với hai đợt thi đầu, mỗi đợt chỉ có một số khối thi, trong đợt ba, tất cả các khối A, A1, B, C, D và các khối thi năng khiếu đều diễn ra cùng lúc.

Sáng nay, các thí sinh thi môn Toán với các khối A, A1, B, D và môn Địa lý với khối C. Thời gian làm bài thi cả hai môn này là 180 phút, giờ làm bài tính từ 7 giờ 15 phút đến 10 giờ 15 phút, theo hình thức tự luận.

Tuy số khối thi nhiều nhưng lượng thí sinh dự thi lại chỉ bằng một phần ba của mỗi đợt thi trước.

Là đợt thi thứ ba nên tâm trạng của thí sinh dự thi cao đẳng khá trái chiều. Nhiều thí sinh tỏ ra rất thoải mái vì đã được tập dượt hai lần trước đó trong kỳ thi vào đại học.

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng Olympic Vật lí quốc tế

Cục khảo thí và Kiểm định Chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, đội tuyển quốc gia Việt Nam gồm 5 học sinh dự thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2013l, đều đoạt giải.
Ngô Phi Long, chàng trai Vàng Olympic Vật lí quốc tế năm 2013
Ngô Phi Long, chàng trai Vàng Olympic Vật lí quốc tế năm 2013.

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Bộ GD&ĐT thất thoát gần 4 tỷ đồng lệ phí thi đại học

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã ký đồng ý “xóa nợ” 3,73 tỷ đồng tiền lệ phí đăng ký dự thi đại học từ 2008-2011 mà Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã thu được.

Theo quy định, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục phải nộp về ngân sách nhà nước lệ phí đăng ký dự thi của thí sinh tự do sau khi truy thu từ các trường ĐH và CĐ. Mức lệ phí này từ 4.000 đồng/hồ sơ và tăng lên là 6.000 đồng từ năm 2010. Dẫu vậy, từ năm 2008-2011, số tiền thu được là hơn 3,73 tỷ đồng chưa hề được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng nộp vào ngân sách nhà nước.

Chấm thi ĐH: Đã có điểm Toán 9,75 và Văn 8,75

Những điểm số đầu tiên tại một số trường đại học đang chấm điểm ngay sau kỳ thi tuyển sinh vừa kết thúc đã hé mở một số điểm xuất sắc.
Thảo luận giữa cặp chấm khi có sự chênh điểm giữa 2 người chấm ở Trường ĐH Thủy Lợi. ảnh: Hồ Thu
Thảo luận giữa cặp chấm khi có sự chênh điểm giữa 2 người chấm ở Trường ĐH Thủy Lợi.

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Việt Nam giành 4 Huy chương Olympic Tin học quốc tế

Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) vừa cho biết 4 học sinh Việt Nam dự thi Olympic Tin học đều giành được Huy chương.
Đội tuyển quốc gia Việt Nam, gồm 4 học sinh, dự thi Olympic Tin học quốc tế năm 2013 từ ngày 06 - 13/7/2013 tại Ôxtrâylia.

Đại diện Cục Khảo thí cho biết cả 4 học sinh đều đoạt giải; trong đó có 2 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng.
Olympic Tin học quốc tế 2013
Đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic Tin học quốc tế năm 2013

Nhiều điểm 9 môn Toán ở kỳ thi đại học

Các trường đại học đã bắt đầu chấm thi và cho biết sẽ đẩy nhanh tiến độ để kịp công bố kết quả thi vào cuối tháng 7. Điểm cao nhất ở môn Toán hiện nay là 9,5.

 
Các thí sinh sau khi hoàn thành bài thi môn Toán tại điểm thi của ĐH Tài nguyên - môi trường TP.HCM.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

'Chốt' việc cộng điểm cho bà mẹ anh hùng

"Việc cập nhật các đối tượng ưu tiên theo Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ vào qui chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD-ĐT thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn..." - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, thông tư mới quy định: “Sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 như sau: Bổ sung đối tượng ưu tiên vào đối tượng 03, gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;…”.
bà mẹ Việt Nam anh hùng, ưu tiên
"Việc cập nhật các đối tượng ưu tiên theo Nghị định của Chính phủ vào qui chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD-ĐT thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn...." - Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định.

Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10

Tối 10/7, Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội chính thức công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập năm học 2013-2014.
Trường THPT Chu Văn An tiếp tục dẫn đầu điểm chuẩn vào lớp 10 công lập với 53,5 điểm. Mức này thấp hơn năm trước 2,5 điểm (năm ngoái lấy 56 điểm).
So với năm học trước, năm nay điểm chuẩn vào 10 thấp hơn. Các trường thường có điểm chuẩn ở tốp cao như Kim Liên, Thăng Long, Phan Đình Phùng, Yên Hòa, Việt Đức… các trường nhất thành phố trong nhiều năm qua, năm nay đều có điểm chuẩn giảm.
Trường THPT Phan Đình Phùng có điểm chuẩn 49,5 điểm, trong khi đó, năm trước lấy 54 điểm (giảm 4,5 điểm). Trường THPT Kim Liên có điểm chuẩn 51 điểm, trong khi đó, năm ngoái lấy 54 điểm...
Trước đó, ngày 4/7, kết quả thi của từng học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2013-2014 tại Hà Nội đã được niêm yết công khai tại Trường THPT nơi học sinh đăng ký nguyện vọng 1 và nguyện vọng vào lớp chuyên.
Theo quy chế thi của Bộ GD-ĐT, mọi học sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi. Kết quả phúc khảo dự kiến được công bố cho thí sinh vào ngày 20/7.
Kỳ thi vào lớp 10 này đánh giá là kỳ thi cạnh tranh gay gắt bởi có tới gần 72.000 học sinh dự thi trong khi chỉ có 49.500 chỉ tiêu của 110 trường THPT công lập. Như vậy, sẽ có khoảng 20.000 thí sinh buộc phải lựa chọn nguyện vọng tiếp theo ở trường dân lập hoặc hệ giáo dục thường xuyên.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Kết thúc thi ĐH 2013: Thêm 200 thí sinh, cán bộ bị xử lý kỷ luật

Theo báo cáo nhanh của Bộ GD&ĐT, kết thúc đợt 2 của kì thi Đại học năm 2013, toàn quốc có 199 thí sinh, 3 cán bộ vi phạm bị xử lý kỷ luật.
Làm thủ tục vào phòng thi ở Hà Nội. Ảnh: Như Ý
Làm thủ tục vào phòng thi ở Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, đề thi được bảo mật tuyệt đối trong tất cả các khâu; không có sai sót.

Hà Nội: Cảnh sát giao thông tham gia “tiếp sức mùa thi”

Các anh rất nhiệt tình, tận tuỵ và thân thiện" là bộc bạch của Lê Thanh Lê, thí sinh dự thi vào Đại học Đại Nam trong kỳ tuyển sinh vào đại học, cao đẳng năm 2013 khi nói về các chiến sỹ cảnh sát giao thông Hà Nội.


Sáng sớm 9/7, Thí sinh Lê Thanh Lê, sinh năm 1988, nhà ở Khâm Thiên, quận Đống Đa đang trên đường từ nhà đến điểm thi của trường Đại học Đại Nam thì bất ngờ xe của em chết máy ở ngay ngã năm Ô Chợ Dừa trong khi đó chỉ còn 10 phút nữa là phải vào phòng thi theo quy định. Rất may, đúng lúc đó, tổ công tác của đội Cảnh sát giao thông số 3, Công an thành phố Hà Nội gồm Thiếu uý Nguyễn Anh Tuấn và Thượng sĩ Bùi Xuân Điệp làm nhiệm vụ gần đó đã giúp đỡ Lê. Thiếu uý Nguyễn Anh Tuấn đã liên hệ về chỉ huy đội xin tăng cường thêm người đồng thời chở nữ sinh này đến địa điểm thi. Còn Thượng sĩ Bùi Xuân Diệp mang xe máy của Lê đi sửa và trả lại cho thí sinh sau giờ làm bài.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Đề Toán, Địa dài, 20 thí sinh bị đình chỉ thi

Theo báo cáo nhanh của Bộ GD&ĐT, sáng nay, trong buổi thi đầu tiên của đợt 2, trên phạm vi cả nước, có 22 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật, trong đó khiển trách 2 trường hợp và đình chỉ 20 trường hợp; không có cán bộ tham gia công tác tuyển sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật.

20 thí sinh bị đình chỉ thi

Các thí sinh bị đình chỉ do hành vi mang tài liệu trái phép, mang điện thoại vào phòng thi. Với các khối thi B, C, D và năng khiếu, "hứa hẹn" thí sinh sử dụng tài liệu nhiều.
Số thí sinh đăng ký thi ĐH đợt 2 khối B, C, D là 612.237/829.862 thí sinh đăng ký dự thi (đạt 73,78%), ở 24.407 phòng thi tại 1.050 điểm thi trên cả nước. Số cán bộ làm công tác tuyển sinh được huy động cho đợt II này là 69.468 người.

Biển Đông nóng trong đề Địa, khối B khổ vì bất đẳng thức

Hàng năm đề Địa lý chỉ có một câu về biển đảo, năm nay có 2 câu nói về Biển Đông. Trong khi đó thí sinh khối B đành phải đầu hàng câu bất đẳng thức, khối D là câu giá trị lớn - nhỏ nhất.

Thí sinh kết thúc bài làm môn Địa.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Mở nhầm đề, hậu quả nghiêm trọng

Sáng 8/7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã đi kiểm tra công tác tổ chức thi đợt 2 tại ĐH Đà Nẵng và nhắc nhở các điểm thi chú ý trong công tác bóc đề thi.


Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, cán bộ coi thi cần chú ý công tác kỷ luật phòng thi và việc phòng tránh nguy cơ bóc đề thi.

So với kỳ thi đợt 1, đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013 phức tạp hơn vì có nhiều khối thi và nhiều môn thi. Lịch thi các môn cũng có sự thay đổi so với những kỳ tuyển sinh trước đây. Vì thế công tác chuẩn bị kỳ thi phải chú trọng đặc biệt, từ những khâu nhỏ nhất.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Mở nhầm đề, hậu quả nghiêm trọng
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã đi kiểm tra công tác tổ chức thi đợt 2 tại ĐH Đà Nẵng 

Đề thi đợt 2: Học lực bình thường có thể làm tốt trên 50%

Sáng 8.7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có buổi làm việc với Hội đồng tuyển sinh ĐH Đà Nẵng về công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013.


Số TS vi phạm mang điện thoại di động tăng
Tại buổi làm việc, PGS-TS Trần Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, báo cáo về tình hình thi ĐH đợt 1 và công tác chuẩn bị cho thi ĐH đợt 2.
PGS-TS Nam cho biết trong đợt 1, dù các cán bộ coi thi đã thường xuyên nhắc nhở TS không được mang điện thoại vào phòng thi, nhưng tình hình TS dự thi vi phạm quy chế thi do lỗi này lại rất phổ biến.
“Mặc dù chúng tôi thường xuyên nhắc nhở nhưng các TS vẫn vi phạm. Lỗi mang điện thoại di động vào phòng thi dù có sử dụng hay không đều bị đình chỉ ngay”, PGS-TS Trần Văn Nam nói.
Cẩn trọng với tiêu cực
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, ở đợt 2 này, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục ra đề thi theo phương án có sự phân loại TS cao. Với những TS có học lực bình thường thì có thể làm bài tốt từ trên 50%. Nhưng những câu khó trong đề thi thì chỉ dành cho những học sinh có học lực giỏi và xuất sắc.

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Thước đo nhân tài không phải là bằng cấp

Lâu nay, các địa phương trải thảm đỏ đón nhân tài với các tiêu chí đề ra cho người bước lên thảm. Trong các tiêu chí đó, chủ yếu vẫn là bằng cấp, học vị thạc sĩ, tiến sĩ, học hàm phó giáo sư, giáo sư. Để xác định nhân tài, quả thực khoa cử bằng cấp là thước đo, nhưng đôi khi cái thước này không chuẩn.
Khả năng không chuẩn thứ nhất là bằng cấp của ta nói chung chất lượng không cao, không ít bằng giả. Nói thiệt cho dễ bàn, nhiều người không học hành gì sất nhưng bằng cả nắm trong tay - từ tin học, ngoại ngữ đến thạc sĩ, tiến sĩ, lý luận chính trị các loại. Bằng dán đầy tường như một loại trang sức, sách để đầy tủ nhưng chỉ là cửa hàng trưng bày. Không ít người sở hữu đống bằng cấp và sách vở đó không đọc tử tế một cuốn sách, không tự mình viết nổi một bài diễn văn. Xin cá với bạn đọc, nhiều quan chức chúng ta hiện nay chìa danh thiếp ra phần lớn là thạc sĩ, tiến sĩ, nhưng trong số họ không biết có bao nhiêu phần trăm sử dụng thành thạo máy vi tính, đồng thời biết một ngoại ngữ tử tế.

Khả năng không chuẩn thứ hai là cho dù tiến sĩ thiệt thì năng lực khoa học đó chỉ phát huy đúng ngành nghề được đào tạo, không phải cứ giáo sư, tiến sĩ là giỏi tất tần tật mọi việc. Nhiều vị tiến sĩ được chuyển sang làm quản lý, làm sếp, cho nên quản lý cũng không xong mà khoa học cũng chẳng ra gì. Vậy thì, cái bằng đó trở nên vô ích, chưa kể làm cản trở những tài năng khác. Có rất nhiều người từ bỏ con đường khoa học chuyển sang cái gọi là con đường chính trị, cái được học bị hao mòn, ''gỉ sét'', vì còn phải chạy theo học cái mới là kỹ năng tiến thân trên quan lộ. Có thể sự thay đổi đó được cho bản thân, nhưng hỏng cho cái chung là rất dễ xảy ra.

Bộ GD&ĐT lo... bóc nhầm đề thi đại học đợt 2

Đợt I kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ đã kết thúc. Trước mắt các thí sinh là đợt II, sẽ diễn ra vào các ngày 9 -10/7. Với nhiều môn thi và khối thi khác nhau trong đợt này, nỗi lo lớn nhất của Bộ GD&ĐT là… bóc nhầm đề thi.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Lừa bán đáp án cho phụ huynh với giá "cắt cổ"

Môn thi cuối cùng của đợt 1, kỳ thi ĐH-CĐ 2013 vừa bắt đầu cũng là lúc những thanh niên lạ mặt tranh thủ “mồi chài”, “lừa dụ” nhiều phụ huynh để bán đáp án, kết quả thi hai môn Toán, Lý với giá cắt cổ.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, tại điểm thi số 1 trường Đại học Quảng Nam vào sáng nay, ngày 5.7, sau khi bắt đầu môn Hóa - môn thi cuối cùng của kỳ thi đại học khối A, có hai thanh niên lạ mặt trên tay ôm một xấp đáp án kết quả thi của hai môn Toán - Lý của ngày thi đầu lừa bán cho phụ huynh.
Hai thanh niên này quảng cáo, “dụ mời” nhiều phụ huynh bằng những lời có cánh “đây là kết quả môn Toán và Lý được các chuyên gia, giáo sư giải đúng 100%, có cả trang web kèm theo, các cô, chú mua đi rồi tí các thí sinh ra, hỏi xem bài làm có đúng với kết quả không...”.
 
Bảng đáp án được hai thanh niên in trên mạng ra để lừa một số phụ huynh nhẹ dạ

Đề thi đại học dễ hay khó?

Các ý kiến khá phân tán với các đề thi ngày đầu tiên có sự tham dự của 650.000 thí sinh. Có người cho rằng đề thi dễ, tính phân loại không cao và có thể nhiều điểm trung bình trở lên, lại có các ý kiến trái chiều.
Thí sinh đăm chiêu, phụ huynh căng thẳng. Ảnh: ngọc châu-hoàng anh
Thí sinh đăm chiêu, phụ huynh căng thẳng.
Dễ nhưng khó phân loại
Phân tích đề thi môn Toán, thầy Nguyễn Cảnh Hoàng, ĐH Công nghệ (ĐH QG HN) nói đề không khó và tính phân loại không cao nhưng rất cơ bản, bám sát chương trình. Các câu tích phân, câu lượng giác và phần riêng tương đối dễ, thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản và biết vận dụng kỹ năng tính toán là dễ dàng đạt 6-7 điểm trở lên.

GRID 2 - đường đua hoàn hảo

Một tựa game chắc chắn không thể bỏ qua đối với những người đam mê tốc độ.

Codemasters và EA – hai tượng đài, hai kẻ đối địch nhau với hai lối đi riêng nhưng cùng có chung mục tiêu: Thống trị làng game đua xe. Các game của EA như Need for Speed hay Burnout chọn cho mình phong cách acade dễ chơi quen thuộc trong khi những đứa "con cưng" nhà Codemasters (F1, DiRT, Colin McRae Rally) lại thiên về hướng simulation (mô phỏng) nhiều hơn. Tưởng như cả hai đã tạm hài lòng với doanh số sản phẩm ổn định cũng như lượng fan trung thành đông đảo thì đột nhiên vào năm 2008, Codemasters tung ra "con bài chiến lược" GRID với cách chơi lai giữa acade, simulation nhằm đánh vào thị phần của EA và nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công ngoài mong đợi. Tuy nhiên, không rõ mải "ngủ quên trên chiến thắng" hay phải "thai nghén kĩ càng" để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo mà đến tận 5 năm sau, phiên bản tiếp theo của trò chơi này mới ra đời?
Cuộc đua bất ngờ vào đầu game.

FIFA Online 2 tuyên bố đóng cửa tại Thái Lan

NPH trò chơi vừa công bố tin buồn này trên trang chủ trò chơi không lâu sau khi FIFA Online 3 mở cửa tại xứ sở Chùa vàng.

Thông báo đóng cửa trên trang chủ FIFA Online 2 do đại diện đơn vị phát hành True Digital Plus đăng tải có đoạn: "Bữa tiệc sắp kết thúc... dù cộng đồng không hề muốn chia tay hay giải tán. Sau 5 năm vận hành, chúng ta đã có những giây phút tràn ngập niềm vui và tình bạn khó quên. Tuy nhiên, cái gì đến cũng phải đến...".
"Chúng tôi rất tiếc khi phải thông báo tới cộng đồng rằng hợp đồng với EA để phát hành FIFA Online 2 tại Thái Lan sẽ chính thức chấm dứt vào 28/8 tới. Sau thời gian này, toàn bộ dịch vụ của trò chơi sẽ ngừng hoạt động", NPH tuyên bố.
Thông báo đóng cửa của FIFA Online 2 Thái Lan.
Thông báo đóng cửa của FIFA Online 2 Thái Lan.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Môn thi ĐH đầu tiên: 32 thí sinh bị đình chỉ thi

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, trong môn thi đầu tiên sáng 4-7, cả nước có 33 thí sinh (TS) vi phạm bị xử lý kỷ luật, trong đó cảnh cáo 1 TS và đình chỉ 32 TS.

TS dự thi tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Theo báo cáo nhanh của Bộ GD-ĐT, trong môn thi đầu tiên cả nước có 650.420 TS dự thi trên tổng số 843.687 đăng ký, đạt tỷ lệ 77,09 % (cao hơn so với năm 2012 xấp xỉ 1,0%).  Theo các Hội đồng tuyển sinh, việc tổ chức thi thực hiện nghiêm túc quy định của Quy chế thi tuyển sinh; không khí trường thi trật tự, an toàn. Các vi phạm Quy chế  tuyển sinh được phát hiện, xử lý nghiêm túc, kịp thời.

Thí sinh bất ngờ vì đề Toán lạ về xác suất

0h15, thí sinh kết thúc bài  làm môn Toán. Thí sinh tiếp tục khổ vì câu bất đẳng thức, nhưng còn bất ngờ với một câu về xác suất - phần hiếm khi xuất hiện ở đề ĐH nhiều năm nay.

Một trong các thí sinh ra sớm tại ĐH Ngoại thương.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Hơn 70% thí sinh đến làm thủ tục dự thi

Sáng nay 3.7, TS tham dự kỳ thi ĐH-CĐ 2013 đợt 1 đã đến “làm quen” với trường thi, nghe phổ biến quy chế và chỉnh sửa các sai sót nếu có trong giấy báo thi.

Nhiều trường hợp sai thông tin cá nhân
Sai sót trong họ tên hay ngày tháng năm sinh của TS là sai sót được chỉnh sửa nhiều nhất tại các hội đồng thi (HĐT).
Theo ông Trần Cao Vinh, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, những trường hợp sai sót phổ biến tại Trường ĐH KHTN TP.HCM do in sai tên, họ, ngày tháng năm sinh, diện ưu tiên,…
Tương tự, ông Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết, ở mỗi cụm thi của trường có khoảng hơn 10 TS phải điều chỉnh thông tin dự thi do sai sót, chủ yếu là họ tên, hoặc ngày tháng năm sinh.
 
Nhiều TS phải chỉnh sửa sai sót tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

Công bố điểm thi lớp 10 tại Hà Nội

Sáng 3/7, công tác chấm thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2013-2014 của Hà Nội đã hoàn thành và công bố điểm thi đến các thí sinh trên website của Sở GD - ĐT.
Thí sinh dự thi vào lớp 10 tại Hội đồng thi THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Nhiệm vụ đặc biệt: Vận chuyển bài thi đại học qua 1.500 km

Nhận nhiệm vụ áp tải bài thi từ Vinh vào TP.HCM, trung tá Nguyễn Văn Thân chia sẻ: “Để đảm bảo an toàn, xe chỉ dừng lại cho mọi người đánh răng, rửa mặt ở nơi vắng vẻ. Suốt chuyến đi phải giữ bí mật".

Ngày mai thí sinh cả nước sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013. Sau ba buổi thi, bài thi của thí sinh tại các cụm thi Hải Phòng, Vinh (Nghệ An), Quy Nhơn (Bình Định), Cần Thơ sẽ được vận chuyển về cho các trường ở TP.HCM, Hà Nội - nơi thí sinh có nguyện vọng thi vào. Đó là một nhiệm vụ đặc biệt với những hành trình gian nan và hồi hộp.
Trung tá Văn Đình Hạnh, đại đội trưởng đại đội 2 trung đoàn cảnh sát cơ động Công an Hà Nội, phổ biến một số quy chế cho các chiến sĩ bảo vệ an toàn việc vận chuyển bài thi ĐH.

Sĩ tử 'lều chõng', sờ đầu rùa thời @

Thí sinh tay xách, nách mang, nào gà, gạo, chiếu, bạt, bếp gas, mắm, muối...nườm nượp đổ về Thủ đô Hà Nội để chuẩn bị cho kỳ thi đại học, CĐ.
Vác cả bao tải, lương thực, thực phẩm đi dự thi Sỹ tử vác cả bao tải, lương thực, thực phẩm đi dự thi. 
Từ ngày 1/7 tới nay, hàng vạn thí sinh nườm nượp đổ về Thủ đô Hà Nội để chuẩn bị dự thi đợt thi đại học, cao đẳng tới. Có thí sinh tay phải xách gà, tay trái xách rau, gạo để chuẩn bị cho những bữa ăn trong kỳ thi tới. Có thí sinh được cả gia đình hộ tống đi dự thi, từ bố, mẹ, chị, em...
Nhưng cũng có thi sinh "đơn thương độc mã", tự trang bị cho mình lương thực thực phẩm với một bao tải lớn như một chiến binh để tiến về thủ đô dự thi.

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Tăng học phí - Hiệu trưởng cũng "mếu"!

Thành công trong kỳ thi tuyển sinh, nắm được tấm vé vào học đại học (ĐH) là chuyện khó khăn. Tuy nhiên, để đảm bảo điều kiện được tiếp tục đến giảng đường ĐH cũng là một áp lực lớn đối với nhiều sinh viên. Và câu chuyện học phí luôn là vấn đề gây đau đầu cho cả người học lẫn nhà trường.
Bài toán cân đối về học phí
Nhìn vào bức tranh học phí của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập chúng ta dễ dàng nhận ra có trường thì rất cao (30 triệu/năm), có trường thì ở ngưỡng trung bình (15 triệu/năm).

Sĩ tử mang gà vịt, rau gạo đổ về Hà Nội thi đại học

Sáng nay 1/7, hầu hết các bến xe khách ở thủ đô đều chật cứng sĩ tử và người nhà. Mỗi người mang theo cả bao tải gạo, rau củ và thậm chí cả gà vịt để thí sinh có thực phẩm sạch trong những ngày thi.

Chỉ còn hai ngày nữa là kỳ thì đại học 2013 bắt đầu, hầu hết các sĩ tử đều chọn lên từ sáng hôm nay để chuẩn bị nơi ăn chỗ nghỉ cho con em. 
Tại bến xe Mỹ Đình, từ sáng sớm nay, phần lớn các xe ngoại tỉnh đều chật cứng phụ huynh, học sinh. Nhiều người lần đầu tiên lên thủ đô tỏ ra ngạc nhiên trước khung cảnh tấp nập như vậy, đa số họ đều có người thân ra đón tận bến xe, một số người không có người thân thì ngơ ngác bắt xe.
Ngoài cổng chính, cổng phụ thì ngay tại phía trong bến xe có rất nhiều đội tình nguyện của các trường đại học có mặt từ sớm để hỗ trợ công tác tìm phòng trọ, địa điểm thi, hướng dẫn đường đi cho các sĩ tử.
Một số hình ảnh thí sinh cùng người nhà đổ về Hà Nội:
Bến xe chật kín người.