Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Lo ngại đạo đức học sinh lệch chuẩn

Sống đua đòi, thực dụng, yêu đương và có quan hệ tình dục sớm, lười biếng, ỷ lại, thiếu trách nhiệm với gia đình và những người thân trong gia đình… là hàng loạt hành vi lệch chuẩn đạo đức lối sống được Bộ GD-ĐT chỉ ra trong học sinh sinh viên hiện nay.

Thầy cô chính là những tấm gương đạo đức để các em học sinh noi theo  
(Một giờ ôn tập chuẩn bị thi tốt nghiệp tại trường THCS Phương Mai, Hà Nội)

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Vì sao bằng "ngon" vẫn thất nghiệp dài ?

Hằng năm, nước ta có hàng triệu cử nhân nhân tốt nghiệp đại học, cao đẳng với tấm bằng trên tay và một khao khát tìm được một việc làm ổn định lương cao.

Trong nền kinh tế khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực phá sản, thị trường lao động ngày càng trở nên ảm đạm. Câu chuyên cử nhân đi bán trà đá hoặc những công việc chân tay đã không còn trở nên xa lạ vơi nhiều người. Bạn Lệ Quyên, sinh viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, sau 4 năm đèn sách với tấm bằng kế toán trong tay nhưng công việc hiện tại của bạn là phục vụ trong một quán ăn. Quyên chia sẻ, “mình cũng đã nộp đơn đến nhiều công ty nhưng không thấy họ phản hồi, hoặc nếu có thì lương cũng thấp không đủ để chi trả cho sinh hoạt hằng ngày. Hiện tại mình tạm thời làm phục vụ bàn nhưng cũng không biết đến khi nào tìm được công việc nào phù hợp với ngành học của mình”.


Thay vì làm đúng chuyên môn, nhiều sinh viên ra trường phải làm nghề "tay trái" để kiếm sống.

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Giáo dục “tự nhiên”: Ưu và khuyết

Cái gì hợp tự nhiên là tốt, trái tự nhiên là xấu! Ai dám cãi lại điều ấy, và, qua đó, phản đối triết thuyết giáo dục “tự nhiên”?
“Tự nhiên” - có lẽ do ta chưa hiểu mấy về nó - luôn có “uy tín”, còn những gì xấu xa, đồi bại là do... con người, do xã hội, nghĩa là phản tự nhiên, Rousseau hùng hồn: “Tất cả đều tốt đẹp nơi tự nhiên. Tất cả đều hỏng bét do bàn tay con người!”. Thi hào Đức Friedrich Schiller cũng viết: “Thế giới là hoàn hảo, nơi đâu không có bóng dáng đau khổ của con người!”. Thật thế chăng?

Nhiều nghiên cứu cho thấy đời sống thú vật trong tự nhiên có thể rất tàn bạo, nhưng, theo viễn tượng tự nhiên luận, chỉ có đời sống con người là sa đọa và xa rời tự nhiên mà thôi. Chẳng hạn, theo Erich Fromm, trong Giải phẫu học về tính xâm hấn của con người, hành vi xâm hấn tất yếu cũng có trong đời sống thú vật, nhưng lại không có tính phá hoại, hủy diệt. Phá hoại, hủy diệt bằng “bạo lực vô nghĩa”, không vì nhu cầu sinh tồn chỉ có nơi con người! Cuộc tranh cãi sẽ bất tận, nếu ta lại hỏi: tại sao “bạo lực vô nghĩa” là phản tự nhiên? Con người, kỳ cùng, không phải là sản phẩm và bộ phận của “tự nhiên” hay sao?!

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

"Tệ nhất là phải nghe Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng hát nhạc Trịnh"!

"Tôi không hiểu mọi người nghe nhạc Trịnh làm sao, nhưng tôi thấy kinh khủng nhất là Mỹ Tâm nhảy tưng bừng khoảng nửa bài hát..."



Ngoài 3 người trên (Khánh Ly, Hồng Nhung, Quang Dũng), có rất nhiều ca sĩ khác hát nhạc Trịnh. Là tôi không đủ hiểu để cảm được hay họ hát quá khác mà tôi thấy không có chút Trịnh nào trong những bản tình ca họ biểu diễn? Mỹ Linh kỹ thuật tốt, phát âm sáng, rõ, tròn tiếng nhưng chính vì quá rõ ràng nên tôi thấy nhạc Trịnh chị Linh hát như lột sạch cảm xúc vậy. Còn Thanh Lam đôi khi quá cháy bỏng trong cảm xúc mà thực sự thì phải nói là làm quá các ca khúc của Trịnh nên tôi không thể nào nghe được. Thực ra cả hai người họ đều là những ca sĩ có giọng hát đẹp, chỉ là giọng hát đó không phù hợp để truyền đạt chất Trịnh.
Nhưng có lẽ tệ nhất mà tôi phải nghe là Mỹ Tâm và Đàm Vĩnh Hưng...
Tôi biết khi viết những dòng này có lẽ tôi sẽ bị ném đá bởi các fan của họ, nhưng thực sự nhiều khi tôi cầu mong họ đừng hát nhạc Trịnh. Đàm Vĩnh Hưng giọng khàn nhưng không ấm, cũng không vang nghe như kiểu bức bí khó chịu, thực lòng tôi thấy Đàm Vĩnh Hưng hát như tên say rượu, tuy không lè nhè nhưng cứ khiến người ta mệt mỏi. Nhiều bài anh hát gằn mạnh lên, tôi chỉ thấy xót.
Đàm Vĩnh Hưng làm người nghe mệt mỏi khi hát nhạc Trịnh.
Đàm Vĩnh Hưng làm người nghe mệt mỏi khi hát nhạc Trịnh.

Bài thơ từ tên 63 ca khúc của Trịnh Công Sơn gây xôn xao

Nhân kỷ niệm 13 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn, TS Lê Thống Nhất đã sáng tác một bài thơ tưởng nhớ đến vị nhạc sĩ tài hoa từ tên 63 ca khúc của ông.
ĐẮM THEO CA KHÚC CỦA ANH