Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Bộ GD&ĐT phân tích ba phương án "một kỳ thi quốc gia"

Cùng với việc công bố dự thảo phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia (ba phương án), Bộ GD&ĐT đã có những phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án.
Học sinh thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh họa Học sinh thi tốt nghiệp THPT. 
Phương án 1
Bộ GD&ĐT cho rằng, ưu điểm của thi theo môn và cho thí sinh chọn môn thi phù hợp với định hướng của Nghị quyết 29 T.Ư; tạo thuận lợi cho việc ra đề thi, đảm bảo đánh giá được mức độ học vấn phổ thông và phân hóa tốt hơn trình độ thí sinh; phân luồng mạnh đối với người học sau cấp THPT; giúp các trường ĐH, CĐ lựa chọn được thí sinh phù hợp với ngành đào tạo của trường.
  Chiều 28.7, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra lễ bế mạc kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế (IChO) lần thứ 46. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự buổi lễ.
Đoàn học sinh Việt Nam có 4 học sinh tham dự thì cả 4 học sinh đều giành huy chương, trong đó có 2 huy chương vàng, 2 huy chương bạc.
Nữ sinh Việt Nam đạt điểm cao nhất
Có tới 183 huy chương các loại và 10 giải khuyến khích được trao cho các thí sinh tại lễ bế mạc IChO. Trong đó có 28 huy chương vàng, 63 huy chương bạc và 92 huy chương đồng.
28 thí sinh đoạt huy chương vàng đến từ các nước Việt Nam, Rumani, Mỹ, Trung Quốc, Séc, Xlovakia, Hàn Quốc, Nga (đoàn của Nga có 3 thí sinh đoạt huy chương vàng), Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore…
Hai học sinh Việt Nam giành huy chương vàng là em Phạm Ngân Giang và Phạm Mai Phương, đều là học sinh lớp 12 chuyên Hóa Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Đặc biệt, em Ngân Giang là một trong 3 thí sinh đạt điểm cao nhất toàn kỳ thi.
Hai thí sinh đoạt huy chương bạc là Đoàn Quốc Hoài Nam, Trường THPT Chuyên Quốc học Huế và Đỗ Việt Hưng, Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng.
Tại buổi lễ bế mạc, Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Duy Cam - Trưởng ban tổ chức cuộc thi IChO 2014 cho biết: “Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 46 tại Việt Nam đã khép lại với nhiều thành công rực rỡ. Những lời nhận xét tốt đẹp của bạn bè quốc tế về các hoạt động của IChO 2014 là niềm động viên vô cùng to lớn với chúng tôi. Hoạt động của IChO 2014 đã để lại trong lòng các bạn quốc tế những hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam. Còn với chúng tôi cũng sẽ luôn nhớ đến những khuôn mặt hồn nhiên, trong sáng và thông minh của các bạn”.

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Đại học nghề, xu hướng tương lai

Những năm vừa qua có lẽ là thời kỳ “đẻ trứng vàng” của ngành giáo dục “cấp 4” khi hàng loạt trường trung cấp, cao đẳng nâng tầm lên đại học, hàng trăm trường đại học mới được thành lập, các trường đại học cũ ồ ạt mở thêm các chuyên ngành đào tạo…
 
Ảnh minh họa
Trong khi thực tế xã hội, tình trạng thừa thầy thiếu thợ càng phổ biến. Tiến tới một đại học nghề nhằm đào tạo ra những người thợ tinh thông, để khi đi làm mức lương của những người thợ này nhận được sẽ không hề thua kém bất cứ một ngành nghề nào khác là hướng mà ngành giáo dục nên chú ý.
Ở Việt Nam, nhiều năm trở lại đây, khuynh hướng thương mại hóa trường đại học khá phổ biến. Các ngành đào tạo “hot” như quản trị kinh doanh, ngoại ngữ, tin học, tài chính kế toán mở ra khắp nơi, nhiều trường đại học đưa ra mức điểm đầu vào “dễ như ăn kẹo” hoặc tung ra các “chiêu” thu hút thí sinh như hạ điểm sàn, tặng học bổng… Đào tạo các ngành không theo nhu cầu xã hội mà theo trào lưu ồ ạt dẫn đến tình trạng phổ cập đại học.
Thậm chí không chỉ tốt nghiệp một ngành, nhiều sinh viên còn có mấy tấm bằng đại học trong tay, được đào tạo ở hệ tại chức, mở rộng, văn bằng 2. Không chỉ dừng lại ở đó, thậm chí hiện còn có tình trạng phổ cập thạc sĩ khi một số lượng lớn sinh viên ra trường không tìm được việc làm, lại quay về trường học tiếp lên bậc cao hơn trong lúc chờ việc.

Dự kiến ngày 8/8 có điểm sàn

Theo Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga, Bộ GD&ĐT đã ký quyết định thành lập “Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào” và dự kiến, ngày 8/8 hội đồng này sẽ họp và công bố điểm sàn tuyển sinh cho năm 2014.

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Richard Clayderman yêu cầu gì khi tới Việt Nam?

Đại diện của 'hoàng tử piano' đưa ra một loạt những yêu cầu về âm thanh, ánh sáng cũng như chỗ ở trong thời gian Richard Clayderman ở Hà Nội. 'Hoàng tử piano' sẽ ở phòng Tổng thống tại khách sạn Metropole Hà Nội có giá 3000 USD (khoảng 62 triệu đồng)/ngày.

Richard Clayderman, piano
Danh cầm đã có gần 40 năm chơi nhạc trên sân khấu

Mỹ nhân Việt bị 'ném đá' khi làm giám khảo

Hà Tăng, Hà Hồ, Angela Phương Trinh đều bị công chúng "ném đá" khi ngồi trên ghế "nóng".
Vài năm trở lại đây, khi các chương trình truyền hình thực tế đổ bộ về Việt Nam ngày càng nhiều, nghề giám khảo cũng từ đó mà "mọc như nấm". Rất nhiều nghệ sĩ Việt được chú ý ở vai trò giám khảo như Lê Hoàng, Siu Black, Khánh Thy...
Nhiều ngôi sao nhận được sự ủng hộ của khán giả với vai trò mới như Mỹ Tâm, Thu Minh... Tuy nhiên bên cạnh đó không ít mỹ nhân Việt đã hứng khá nhiều "gạch đá" của dư luận với vai trò giám khảo. Tiêu biểu là các ngôi sao hạng A như Tăng Thanh Hà, Hồ Ngọc Hà, Hồ Quỳnh Hương hay "nữ hoàng thị phi" Angela Phương Trinh.
Tăng Thanh Hà
"Ngọc nữ" điện ảnh Tăng Thanh Hà là cái tên mới nhất nhận khá nhiều khen chê của dư luận khi tham gia chương trình Master Chef mùa 2 trong vai trò giám khảo khách mời. Mặc dù là nhân vật khách mời nhưng cô vẫn có quyền quyết định như 3 vị giám khảo còn lại, với độ hot cùng sự hiểu biết của mình về ẩm thực, Hà Tăng được kỳ vọng sẽ mang lại một "làn gió mới" cũng như tăng rating cho chương trình.
Tăng Thanh Hà làm giám khảo Vua đầu bếp mùa thứ 2.
Tăng Thanh Hà làm giám khảo Vua đầu bếp mùa thứ 2.

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Điểm chuẩn vào lớp 10 của các trường Hà Nội tăng

-Nhiều trường thuộc tốp đầu ở Hà Nội đều có điểm chuẩn tăng từ 0,5-1,5 điểm.
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn đợt 1 vào lớp 10 của các trường THPT. Các trường THPT Chu Văn An, THPT Thăng Long có điểm chuẩn cao nhất thành phố với mức 54,5 và 53,5, hơn năm trước từ 1-1,5 điểm.
Nhiều trường thuộc tốp đầu ở Hà Nội đều có điểm chuẩn tăng từ 0,5-1,5 điểm. Đặc biệt, trường THPT Phan Đình Phùng tăng 2 điểm so với năm trước. Khoảng trên 10 trường mức điểm chuẩn dưới 30 điểm, trong đó thấp nhất là các trường THPT Lưu Hoàng, Minh Quang, Đại Cường với điểm chuẩn là 22.
Theo đánh giá của Sở GD-ĐT phổ điểm các môn thi đại trà (Toán, Ngữ văn) của Hà Nội năm nay cũng cao hơn năm trước, đặc biệt là môn Ngữ Văn, phổ điểm rơi vào khoảng 7-8 điểm (năm 2013 khoảng 5-6 điểm).

Cho xét tuyển nguyện vọng 3

Đậu đại học để rồi... thất nghiệp?

dau-dai-hoc-de-roi-that-nghiep 


Theo thống kê năm 2014 của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT), có 1.427.211 hồ sơ đăng kí dự thi tuyển sinh đại học và cao đẳng. Từ trước đến nay, đại học là ngưỡng cửa quan trọng mở ra những cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của học sinh, sinh viên. Chính vì điều này, áp lực mỗi kỳ thi đại học không chỉ đè nặng lên các thí sinh mà ngay cả phụ huynh cũng chung cảnh ngộ.

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Những lưu ý chỉ có trong mùa tuyển sinh 2014

Những lưu ý chỉ có trong mùa tuyển sinh 2014
 Mặc dù không yêu cầu đến sớm, nhưng 7 giờ sáng nay, các Hội đồng thi tại Hà Nội đã đông chật thí sinh đến làm thủ tục dự thi.
Thực hiện đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT, Hội đồng thi các trường trong ngày này đã tạo mọi điều kiện giúp thí sinh điều chỉnh những sai sót trong hồ sơ dự thi; phổ biến, nhắc nhở các thí sinh quy chế thi cũng như những điều cần lưu ý trong mùa thi năm nay.

Chương trình tích hợp: Sở GD-ĐT TP.HCM có đi quá giới hạn?

Vụ việc xảy ra tại TP.HCM giữa một bên là Sở GD-ĐT TP.HCM, công ty EMG, và một bên là chương trình tiếng Anh CIE của đại học Cambridge, chương trình Kiểm tra chuẩn kiến thức cho học sinh STA của Bộ Giáo dục Anh đến nay đã rõ nhiều thông tin (thay cho từ rõ hết mọi)
Sự không thống nhất, bưng bít thông tin từ phía Sở GD-ĐT TP. HCM, quan hệ không bình thường giữa Sở GD-ĐT và công ty EMG cũng đã rõ. Tuy nhiên, hình như các nhà báo và người dân TP.HCM chỉ quan tâm và chú ý đến những mâu thuẫn đó mà thôi.
chương trình, tiếng Anh, TP.HCM, tích hợp
Học sinh lớp tăng cường tiếng Anh ở Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận 10, TP HCM.