Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Vì sao bằng "ngon" vẫn thất nghiệp dài ?

Hằng năm, nước ta có hàng triệu cử nhân nhân tốt nghiệp đại học, cao đẳng với tấm bằng trên tay và một khao khát tìm được một việc làm ổn định lương cao.

Trong nền kinh tế khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực phá sản, thị trường lao động ngày càng trở nên ảm đạm. Câu chuyên cử nhân đi bán trà đá hoặc những công việc chân tay đã không còn trở nên xa lạ vơi nhiều người. Bạn Lệ Quyên, sinh viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, sau 4 năm đèn sách với tấm bằng kế toán trong tay nhưng công việc hiện tại của bạn là phục vụ trong một quán ăn. Quyên chia sẻ, “mình cũng đã nộp đơn đến nhiều công ty nhưng không thấy họ phản hồi, hoặc nếu có thì lương cũng thấp không đủ để chi trả cho sinh hoạt hằng ngày. Hiện tại mình tạm thời làm phục vụ bàn nhưng cũng không biết đến khi nào tìm được công việc nào phù hợp với ngành học của mình”.


Thay vì làm đúng chuyên môn, nhiều sinh viên ra trường phải làm nghề "tay trái" để kiếm sống.
Một cuộc khảo sát gần đây của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trên 2000 sinh viên ở các trường đại học miền nam và miền bắc cho thấy một con số đáng thất vọng khi có tới 26.2% sinh viên sau khi ra trường trong năm đầu tiên không tìm được việc làm và gần 70% sinh viên làm việc trái với ngành nghề được đào tao. Đó là sự thật đáng buồn của nhiều cử nhân,thạc sĩ hiện nay

Để lí giải cho điều này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng chính việc quy hoạch các ngành nghề đào tạo chưa hợp lí đã dẫn đến tình trạng trên.

Thực tế bấy lâu nay nước ta đang trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Trong khi 80% đến 100% sinh viên các trường dậy nghề kiếm được việc làm ổn định sau khi ra trường thì điều ấy lại là niềm mơ ước của rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học .
Các trường đại học đua nhau chạy theo xu thế của nền kinh tế, thường tập trung đào tạo ồ ạt vào một số ngành nghề trong khi nhu cầu của thị trường lao động thì có hạn. Ngành tài chính ngân hàng và kế toán là một ví dụ điển hình. Các trường đại học thi nhau mở các ngành về tài chính, ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh. Sinh viên không được tư vấn một cách kĩ lưỡng trước khi đăng kí hồ sơ thi đại học nên cũng bị “cuốn” theo vòng xoáy của xu thế đó.

Hậu quả là, đến năm 2015, dự đoán sẽ có ít nhất 300,000 sinh viên của các ngành trên thất nghiệp do nhu cầu của thị trường lao động của các ngành nghề đã bão hòa. Đó là hệ quả tất yếu của việc quản lí lỏng lẻo trong việc quy hoạch và cân đối giữa nhu cầu tuyển dụng và các ngành đào tạo.

Chất lượng đào tạo của các trường đại học của các trường đại học cũng là một trong những nguyên nhân chính. Nhiều trường đại học chỉ đào tạo một cách máy móc, nặng lí thuyết, sinh viên tiếp nhận một cách thụ động dẫn tới việc thiếu kĩ năng thực hành do không được tiếp xúc với thực tế.


Trong khi đó, những kĩ năng mềm cần thiết như kĩ năng trả lời phỏng vấn, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp.. thì lại không được chú trọng. Thậm chí có sinh viên không viết nổi CV xin việc. Có những trường hợp sau khi sinh viên được tuyển dụng được một tháng thì bị doanh nghiệp sa thải vì không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Tại những đặc khu kinh tế, người ta phải tuyển những kĩ sư nước ngoài và phải trả lương rất cao cho họ trong khi những cử nhân kĩ sư Việt Nam lại thất nghiệp vì thiếu kĩ năng thực hành. Hầu hết những kĩ năng mềm đó sinh viên tự rèn luyên cho mình qua những công việc làm thêm và các hoạt động xã hội.

Hầu như những sinh viên sau khi được nhận vào các công ty, doanh nghiệp đều phải được đào tạo lại cho phù hợp với công việc. Sinh viên chỉ có kiến thức chứ chưa có nhiều kĩ năng. Vì vậy nội dung và chất lượng đào tạo đóng vai trò thiết yếu trong việc sinh viên ra trường có xin được việc hay không.

Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp gây nên một sự lãng phí lớn về nguồn nhân lực trí thức cũng như tiền của và thời gian. Câu hỏi “ Nguyên nhân sinh viên thất nghiệp” đã được giải quyết, tuy nhiên câu trả lời cho “ làm sao để giải quyết tình trạng này?” thì chúng ta còn phải chờ các cơ quan chức năng và các nhà quản lí...
-----------------------------------------------------------
Tags : Xem diem thi Tra cuu diem thi tot nghiep

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét