Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

GS Nguyễn Lân Dũng: Vội bỏ thi tốt nghiệp sẽ phá hỏng bậc học phổ thông

Góp ý cho phương án một kỳ thi quốc gia Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng – Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Khoa học – Giáo dục của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cho rằng: nếu bỏ kỳ thi tốt nghiệp không đúng thời điểm sẽ phá hỏng toàn bộ bậc học phổ thông.
GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, việc gộp hai kỳ thì là xác đáng vì hai kỳ thi quá gần nhau gây nên một sự căng thẳng quá lớn cho học sinh và phụ huynh.
Mặt khác vì mong muốn học tiếp bậc học ĐH hoặc CĐ nên học sinh chỉ tập trung vào học mấy môn dự định thi ĐH, CĐ. Đến thời điểm công bố môn thi tốt nghiệp THPT thì học sinh không thể nào ôn tập kịp. Từ đó dẫn đến gian lận thi cử bằng cáo loại “phao”.
Theo GS Nguyễn Lân Dũng: Sự cố “Đồi Ngô” ở Bắc Giang mà kỷ luật giáo viên thì chả công bằng chút nào, vì cả nước có biết bao nhiêu “rừng ngô” chứ đâu chỉ có ở Bắc Giang. Giáo viên vì thương học sinh, nhất là các học sinh giỏi một số môn sẽ thi ĐH, CĐ cho nên có tâm lý châm trước cho học sinh.
Đấy là chưa kể đến bệnh thành tích khó có thể khắc phục được trong một sớm một chiều. Tất nhiên việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT không có nghĩa là bỏ một cách đơn giản, càng không thể bỏ bằng tốt nghiệp THPT, một văn bằng đánh dấu quá trình học tập quan trọng trong đời mỗi người và là cơ sở đánh giá để bước vào đời theo những con đường khác nhau. Đây là vấn đề cần thảo luận để có một lộ trình thích hợp.
 

Khó bình đẳng nếu Bộ vẫn biên soạn sách giáo khoa

Thống nhất về chủ trương cần có nhiều bộ sách giáo khoa nhưng nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục cho rằng nếu Bộ GD-ĐT vẫn tiến hành biên soạn sách giáo khoa thì khó có sự cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực này.

Hôm qua 28.8, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức hội nghị tham vấn chuyên gia về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.

Vấn đề biên soạn SGK được tranh luận gay gắt tại hội nghị tham vấn chuyên gia về Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Đồ dùng dạy học công nghệ cao: Tiền tỉ “đắp chiếu”

 Từ năm học 2013-2014, Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai đã đầu tư trên 180 tỉ đồng mua sắm thiết bị dạy học. Trong số này rất nhiều nhóm thiết bị công nghệ cao, giá trị hàng chục tỉ đồng đang trong cảnh “đắp chiếu”.

Ông Dương Văn Tuấn, phó Ban văn hóa - xã hội HĐND tỉnh Gia Lai, cho biết kết quả khảo sát mới đây của đơn vị này cho thấy nhiều đồ dùng học tập đắt tiền được đưa về các trường nhưng chưa được sử dụng, nhiều trường học đầu tư các trang thiết bị không phù hợp. Khoản tiền đầu tư cho hệ thống này không hề nhỏ. Trong đó đáng chú ý là bộ thiết bị phòng lab học ngoại ngữ, màn hình thông minh...

Tác dụng bất ngờ của Văn học sử với đọc hiểu truyện, ký

Tác dụng bất ngờ của Văn học sử với đọc hiểu truyện, ký
Tri thức Văn học sử có vai trò rất quan trọng trong hoạt động đọc - hiểu truyện, ký Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, việc vận tri thức Văn học sử vào dạy đọc - hiểu bộ phận văn học này ở trường THPT còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục.

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Lo lắng học- thi, một học trò gửi tâm thư tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Xin đừng mạo hiểm tương lai nhiều thế hệ một cách thiếu trách nhiệm chỉ vì một chút vội vàng, một chút danh dự, một chút bảo thủ...

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bức thư của em Phan Hưng Duy, tự giới thiệu mình đang là học sinh lớp 12, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Châu Đốc, tỉnh An Giang. Theo lời học sinh này, em sinh năm 1996, do em học muộn một năm nên sẽ tham gia kì thi quốc gia chung vào năm 2015 sắp tới. 
Em cho biết, theo dõi thông tin về chủ trương kỳ thi quốc gia và cảm thấy khá lo lắng, nên mong muốn được nói ra ý kiến và tâm nguyện của mình như một sự trải lòng, gợi ý, đóng góp cho kì thi quốc gia chung. Em cũng mong muốn nguyện vọng của mình đến được tay Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo ngành giáo dục.

Báo Giáo dục Việt Nam trích đăng bức thư này, mang theo đó là tâm nguyện của cậu học trò nhỏ nhưng suy nghĩ thì không nhỏ.

Đổi mới kì thi không phải là tất cả
Em lấy làm lạ khi nhiều thầy cô bộ môn, nhiều thầy cô hiệu trưởng các trường Đại học lại cho rằng phương án 2 - thi theo bài là sự lựa chọn tối ưu, "giúp" học sinh không còn học lệch. Em không đồng tình. Những lứa học sinh 1997, 1998, 1999 là những em có hơn 10 năm quen với việc học theo môn và học lệch. Chúng em đã quen với việc học Sử thì thi Sử, học Địa thì thi Địa ... chứ chưa từng biết đến chuyện tích hợp hai môn học này vào một đề thi, bài thi.

Xã hội hóa dạy học Văn

Xã hội hóa dạy học Văn
Đề xuất này được TS Nguyễn Văn Kha - Trung tâm Văn học và Ngôn ngữ học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ đưa ra trước những con số khảo sát đáng chú ý về hiện trạng đời sống văn học Đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Người phụ nữ đầu tiên đoạt giải thưởng toán học Fields

Tại lễ khai mạc Đại hội Toán học Thế giới của Hiệp hội toán học quốc tế (IMU) 2014 đang diễn ra hôm nay (13/8) tại Seoul, Hàn Quốc, ban tổ chức đã tiến hành trao giải cho những người xuất sắc đoạt giải thưởng toán học Fields danh giá bậc nhất thế giới, trong đó có một nhà nữ khoa học người Iran.
người phụ nữ đầu tiên, giải thưởng toán học Field, Ngô Bảo Châu
Nhà toán học nữ đầu tiên đoạt giải Fields Maryam  Mirzakhani

“Giáo dục Việt Nam hiện nay như đang đào tạo Voi, Hổ, Bò tót…”

PGS.TS Nguyễn Văn Nhã: “Tôi giật mình khi có đồng nghiệp khoe rằng tham khảo 10 trường ĐH tiên tiến nhất để xây dựng chương trình của riêng mình...”.

Tiếp tục cuộc trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – nguyên Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi nhận định, thay đổi cách thức thi tốt nghiệp THPT chỉ là điểm khởi đầu trong một chuỗi đổi mới nền giáo dục. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải nghiêm túc xem xét lại công tác đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng… nơi trực tiếp cung cấp sản phẩm ra xã hội.

Trẻ con nghĩ gì? Thầy Giáo nghĩ gì? Xã hội nghĩ gì?
PGS Nhã phân tích, đổi mới thi tốt nghiệp THPT chỉ là việc đầu tiên cần làm, tiếp theo đó phải đổi mới chương trình – SGK; tiếp đó phải thay đổi chương trình đào tạo ở các trường sư phạm, bồi dưỡng giáo viên... Tuy nhiên, song song với những điều chỉnh ấy mà không giải quyết được bài toán phân luồng thì vẫn xảy ra tình trạng ùn ùn kéo nhau vào đại học, sau đó thất nghiệp lại quay sang học nghề, vừa tốn kém cho các gia đình, xã hội cũng có thêm gánh nặng.
“Tôi nói thật là chúng ta đang nghĩ đến thượng tầng nhiều, hãy nghĩ đến hạ tầng cơ cơ sở: Xã hội nghĩ gì? Thầy giáo nghĩ gì? Trẻ con nghĩ gì? Chúng ta đổi mới mà lực lượng người thầy chưa đủ đáp ứng được thì chúng ta chắc chắn thất bại. Chúng ta đổi mới một sản phẩm nhưng kỹ sư, kiến trúc sư không đáp ứng được thì chúng ta phải phá dây truyền sản xuất ấy để làm lại.

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Kỳ thi quốc gia: Tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ có những đổi mới căn bản

Phóng viên có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga xung quanh những đổi mới công tác tuyển sinh ĐH, CĐ trong đề án kỳ thi quốc gia.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga 

Bi kịch của tấm bằng đại học

Ra trường, nhiều cử nhân thất nghiệp đành giấu bằng tốt nghiệp, tìm cách để làm công trong các khu công nghiệp. PV Tiền Phong cũng đã giấu bằng cử nhân, nhập vai làm công nhân tại một số nhà máy lớn ở phía Bắc.
Tuyển làm công nhân cũng không dễ với một số cử nhân Tuyển làm công nhân cũng không dễ với một số cử nhân
Để trúng tuyển làm công nhân, cử nhân phải cạnh tranh với lao động phổ thông. Tuy nhiên, ở nơi mà cử nhân không được coi trọng, cuộc cạnh tranh rất cam go và phần thua chắc chắn nghiêng về những người tốt nghiệp đại học nếu hé lộ thân phận thật.