Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử: Học theo barem điểm

Khi ôn tập môn Lịch sử đòi hỏi học sinh phải hệ thống hóa kiến thức, chứ không nên học tủ, học vẹt. Theo cô Nguyễn Thị Kim Dung, giáo viên môn Lịch sử (THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam): “Các em cần dựa vào sách giáo khoa để làm đề cương ôn tập cho hiệu quả.
Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử: Học theo barem điểm

Trong đề cương, các em không nên học từng câu lẻ mà nên hệ thống thành những vấn đề. Chẳng hạn, phần lịch sử Việt Nam có thể chia thành những vấn đề lớn, sau đó lại chia ra thành những vấn đề nhỏ hơn. Tương tự, phần lịch sử thế giới cũng được chia thành các vấn đề lớn, nhỏ.
Các em lưu ý: do khối lượng phần lịch sử Việt Nam nhiều hơn, nên đặc biệt dành thời gian nhiều hơn để ôn, đề thi thường có nhiều câu hỏi của phần này”.
Theo cô Dung, học sinh thường nghĩ rằng, môn Lịch sử khó nhớ nên học từng câu cho chắc, nhưng cách học này không hiệu quả bởi đề thi mỗi năm một đa dạng, học sinh sẽ gặp khó khăn, lúng túng nếu gặp phải câu đòi hỏi có sự liên kết các sự kiện lịch sử. Theo đó, học sinh cần có sự liên kết các sự kiện, các mốc thời gian lịch sử, sau đó phát triển ra thành các mốc nhỏ khác, như thế sẽ dễ nhớ hơn.
“Trong quá trình ôn tập, các em nên tham khảo barem điểm ở các kỳ thi, từ đó lựa chọn cách trình bày đúng, đủ ý của câu hỏi đề ra. Trước khi làm bài, phải đọc kỹ đề bài, xem đề hỏi gì mới xác định trọng tâm trả lời, tránh hiện tượng lạc đề.
Bài viết phải mạch lạc, hết ý phải xuống dòng, tránh sai lỗi chính tả. Làm bài phải trình bày đủ các ý, bởi nhiều em có khi thuộc bài nhưng trình bày không đủ ý sẽ bị mất điểm đáng tiếc. Tránh lối dẫn dắt bài dài dòng, như một bài văn. Không nhất thiết phải có mở bài, thân bài, kết luận như làm văn mà chỉ cần có dòng mở đầu và kết thúc hết sức ngắn gọn. Đặc biêt, ở phần lựa chọn, các em chỉ được làm một câu, nếu làm cả hai sẽ không được điểm”, cô Dung cho biết thêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét